Sau Bán chồngvào năm 2019,ồngĐàođầutưUSDchováyáonhưngphảibỏkq iran năm nay Hùng Phương có phim truyền hình Trói buộc yêu thươngtrên sóng giờ vàng VTV. Ngày 14/9, VFC (Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam) tổ chức họp báo tại TP.HCM. Sau chương trình, Zingcó cuộc phỏng vấn với đạo diễn Hùng Phương.
Đạo diễn Hùng Phương giữ màu sắc riêng với phim về miền Tây, Nam Bộ trên sóng VTV. |
"Chị Hồng Đào rất buồn nhưng chúng tôi không có cách khác"
- Đạo diễn Đỗ Thanh Hải nói rằng phim của anh đã đi qua hai mùa dịch, nghĩa là phải trải qua không ít khó khăn. Anh có thể chia sẻ thêm điều gì?
- Tôi nhận kịch bản của Trói buộcyêu thươngkhi phim Bán chồngchưa phát sóng xong. Lúc đầu, tôi định không nhận vì thấy kịch bản gay gắt quá, tính giải trí không cao, một số nội dung bị xưa cũ.
Nhưng tôi phải cảm ơn đạo diễn Đỗ Thanh Hải, anh ấy rất tôn trọng tôi, cho phép sửa kịch bản. Biên kịch Chu Hồng Vân là tác giả kịch bản của phim này, chị ấy là người rất khó tính, khó sửa nhưng sau đó chị ấy cũng đồng ý.
Nhờ sửa kịch bản, phim mang tính giải trí hơn, bà mẹ xưa trong phim đã trở nên hiện đại. Cuối cùng, chúng tôi đã có kịch bản hấp dẫn trước khi bắt tay vào làm. Nhưng đúng là quá trình quay phim rất gian nan.
Khi đang quay, chúng tôi phải tạm dừng lại vì đợt dịch đầu bùng phát ở Việt Nam. Đến khi quay trở lại được một thời gian thì lại xảy ra đợt dịch thứ hai, do vậy, mãi gần đây phim mới hoàn thành, sau 6 tháng.
- Có tình huống bất khả kháng nào xảy ra ảnh hưởng đến phim?
- Quả thật lúc đầu người đóng vai bà mẹ, nữ chính của phim là chị Hồng Đào, chứ không phải chị Kim Xuân. Nhưng khi đã quay được 10 ngày thì chị Hồng Đào phải về nước vì là công dân Mỹ. Về bên đó trong thời dịch như này rất khó quay lại, cuối cùng chúng tôi phải mời chị Kim Xuân đóng, đồng nghĩa cũng phải sửa một chút kịch bản cho phù hợp với diễn viên mới.
- Diễn viên Hồng Đào phản hồi như thế nào?
- Chị Hồng Đào cũng rất buồn, mà chúng tôi cũng thương chị Đào. Những phân cảnh nào có chị Đào chúng tôi phải quay lại hết, diễn viên nào dính cảnh cũng phải quay lại. Nhưng không còn cách nào khác.
Chị Đào rất buồn vì chị ấy chưa đóng phim truyền hình dài tập. Hơn nữa, chị ấy cũng thích kịch bản này. Chúng tôi đã biết nhau hơn 20 năm nhưng đây là lần đầu chị đóng phim của tôi. Chị Đào đã chuẩn bị rất kỹ cho vai diễn, đầu tư 20.000 USD cho trang phục, thậm chí vali đồ của chị vẫn còn để ở TP.HCM.
- NSND Kim Xuân có biết là đóng thay nghệ sĩ Hồng Đào và tất nhiên không phải lựa chọn ban đầu?
- Biết chứ, tôi cũng nói với chị Xuân là chị Đào đã hy sinh rất nhiều. Tôi cũng nói rõ chị là người thay thế, nếu chị không có gì tổn thương, mà thấy thích vai diễn thì chị chấp nhận, còn không cũng không sao. Chị Xuân đồng ý.
Nhưng đúng là phim này quá khó khăn. Đó là lý do ngay sau họp báo phim, tôi phải xin mọi người ở lại để tôi cúi người cảm ơn các thành viên trong ê-kíp. Tôi đã hành hạ họ quá nhiều, tôi thật lòng muốn gửi lời cảm ơn họ.
Hùng Phương và dàn diễn viên phim Trói buộc yêu thương. |
"Phim Việt một thời chỉ cần nắm tay là có bầu"
- Từ “Bán chồng” đã thấy anh là đạo diễn có màu riêng trên sóng giờ vàng phim truyện của VTV, là anh được tạo điều kiện để khác biệt?
- Tôi là đạo diễn bên ngoài, chứ không thuộc nhân sự của VFC (Trung tâm sản xuất phim truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam), tôi cũng không hiểu hết cái e phim của VTV vì không xem được quá nhiều. Nhưng tôi nghĩ mình có màu sắc riêng, với những phim về Nam Bộ, miền Tây.
Tôi nghĩ mình cũng được VFC ưu ái để có màu sắc riêng như vậy. Tất nhiên tôi cũng phải hiểu được guồng quay phim của VTV và cái e riêng của VFC để không trở nên quá lệch tông.
- “Bán chồng” là phim truyền hình có không ít cảnh nóng, đến “Trói buộc yêu thương”, thông qua trailer cũng thấy có cảnh nóng. Cảnh nóng trên giờ vàng không làm anh e ngại?
- Tôi không chuộng cảnh nóng đâu. Tôi chỉ quan tâm là cảnh nóng quay ở mức độ nào, súc tích và xúc cảm ra sao. Tôi giữ quan điểm làm cảnh nóng là cảnh đó cần đảm bảo sự phát sóng, nghĩa là không làm những cảnh mà chính đài cũng không dám phát.
Nhưng cùng với đó, tôi cũng luôn làm rất kỹ, không làm hời hợt, giả dối. Tôi không muốn khán giả nghĩ phim Việt chỉ cần nắm tay là có bầu. Không thể giữ suy nghĩ như vậy.
- Nghĩa là có một thời phim Việt xây dựng mạch truyện…chỉ cần nắm tay là có bầu?
- Có một thời kỳ như vậy thật. Năm 2004, tôi và Nguyễn Quang Dũng làm phim đầu tay 90 phút phát trên truyền hình. Hai nhân vật nắm tay, quay sang hôn, chưa kịp chạm môi thì chuyển sang cảnh có bầu.
Tôi không bao giờ muốn làm phim lai căng hay phá thuần phong mỹ tục. Nhưng phim thì không thể quá giả được, yêu đến chết đi sống lại mà chỉ cho người ta nắm tay, rồi hôn là nhạy cảm, cảnh nóng là nhạy cảm thì không được, như vậy là cũ kỹ. Làm cảnh nóng mà khéo léo, biết cách làm cũng là cách giáo dục giới tính.
"Đến cuối phim, phải để diễn viên đi kiếm tiền"
- Anh nghĩ gì về sự chuyển mình mạnh mẽ của phim truyền hình trên sóng VTV, trong khi ngoài "Gạo nếp gạo tẻ", phim truyền hình trên nhiều đài khác như HTV, Vĩnh Long chưa có sức hút bằng?
- Tôi không bênh vực ai, nhưng nhìn chung khán giả khu vực phía Nam vẫn là thị phần rất lớn của phim truyền hình. Hiệu ứng xét trên nhiều yếu tố, đôi khi có thể cho cảm giác là phim VTV rất hot.
Nhưng thực tế các phim đài khác cũng có khán giả riêng. Trước đây có phim của Phước Sang, Lưu Huỳnh, Nguyễn Quang Dũng, bây giờ có phim truyền hình của Xuân Cường, Xuân Phước vẫn có khán giả.
- Thị trường giải trí ở TP.HCM sôi động, do vậy, các diễn viên đắt show phim ảnh, đặc biệt là game show. Anh có nghĩ đó là một trong những cản trở về chất lượng vì khi có quá nhiều lựa chọn, diễn viên không sống chết với vai diễn phim truyền hình?
- Nhận định đó có thể đúng nhưng mình phải chấp nhận. Ở Hà Nội, nhìn chung các diễn viên chỉ có VFC để đóng phim, ngoài ra họ kinh doanh, đi sự kiện. Khi nhận phim, họ có thể sống chết với một phim.
Ở thị trường TP.HCM, các đạo diễn phải chấp nhận các diễn viên chỉ sống chết đến một giai đoạn nào đó. Về cuối phim, các diễn viên thường nhận phim khác hoặc game show để gối lịch.
Chúng tôi hay nói vui là phải “nhả” để người ta còn đi kiếm tiền. Như Lan Phương, từ Hà Nội vào đóng phim của tôi cũng nhận 3-4 game show để chạy, chứ không thì sống bằng gì.
- Anh thoải mái với điều ấy?
- Điều ấy không xa lạ, từ xưa đã có diễn viên đóng cùng lúc 3 phim: vai chính, vai thứ chính, vai phụ. Đó là ngành công nghiệp phim ảnh, mình phải chấp nhận, không được quyền giận dỗi.
Tất nhiên, thị trường game show giờ sôi động, cũng chi phối nghệ sĩ nhưng nhìn chung khi họ đã nhận vai là họ thích vai diễn. Như chị Hồng Đào lúc đầu nhận vai đâu phải vì cát-xê. Cát-xê phim truyền hình nào mà chả được cho chị Hồng Đào.
Theo Zing