TheánhtiềmlựcquânsựgiữaIsraelvàIranởTrungĐôkết quả bóng đá mới nhất hôm nayo DW, tình hình ở Trung Đông đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết sau khi thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Tehran.
Phía Iran sau đó cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công, khẳng định sẽ đưa ra những biện pháp đáp trả "nghiêm khắc". Ở chiều ngược lại, Israel không nhận trách nhiệm về vụ ám sát, nhưng tuyên bố sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Vụ việc ở Tehran khiến tình hình Trung Đông vốn đã bất ổn vì cuộc xung đột Israel - Hamas càng trở nên khó đoán hơn. Hiện tại, rất nhiều quốc gia lo ngại về một cuộc xung đột diện rộng giữa hai "cường quốc quân sự hàng đầu khu vực".
Các chuyên gia quân sự cho rằng việc so sánh tiềm lực quân sự giữa Israel và Iran chỉ mang tính chất tương đối, bởi Tel Aviv và Tehran đều có những ưu thế của riêng mình. Phía Iran trội hơn về nhân lực và số lượng khí tài, trong khi Israel có lợi thế về công nghệ và năng lực tình báo hàng đầu.
Theo báo cáo gần nhất của chuyên trang quân sự GlobalFirepower (Mỹ), Iran đạt hạng 14 trong bảng xếp hạng "Chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2024", trong khi Israel đứng thứ 17.
Xét về mặt số lượng binh lính và thiết bị quân sự, có thể thấy rõ sự vượt trội của Iran so với Israel. Tuy vậy, lục quân Israel không quá lép vế với Iran, bởi họ sở hữu xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava - được coi là dòng xe tăng toàn diện nhất trên thế giới.
Dù không có lợi thế trên bộ, nhưng Tel Aviv lại tỏ ra mạnh mẽ hơn trên bầu trời. Không quân Israel có số lượng máy bay chiến đấu nhiều hơn Iran, bao gồm nhiều loại tiêm kích hiện đại như F-16 và F-35. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Iran chủ yếu là các dòng tiêm kích như HESA Saeqeh/Kowsar, Su-24 và MiG-29.
Theo DW, nếu thực sự xảy ra xung đột trực tiếp, Iran sẽ có ưu thế về khả năng tấn công, trong khi Israel hoàn toàn có thể tự tin về khả năng phòng thủ của mình.
Trong nhiều năm qua, Iran đã phát triển nhiều loại tên lửa tầm xa và UAV "sát thủ", đều có tầm hoạt động hơn 2.000km. "Tehran sở hữu kho tên lửa và UAV lớn nhất Trung Đông. Họ có khả năng tấn công các mục tiêu ở sâu bên trong lãnh thổ Israel", ông Fabian Hinz, chuyên gia của IISS cho biết.
Bên kia chiến tuyến, hệ thống Vòm Sắt của Israel đã quá nổi tiếng về khả năng đánh chặn các nguy cơ trên không. Ngoài ra, Tel Aviv còn nhận được sự hỗ trợ từ hạm đội của Mỹ và phương Tây trong việc ngăn chặn các phương tiện của đối thủ, điều đã được chứng minh trong đợt tập kích tên lửa quy mô lớn của Iran hồi tháng 4.
Một yếu tố khác khiến việc so sánh sức mạnh quân sự giữa Israel và Iran trở nên khó khăn hơn là năng lực hạt nhân. Dù chưa bao giờ công bố chính thức, nhưng Tel Aviv được cho là sở hữu khoảng 90 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, Iran được cho là có sở hữu công nghệ hạt nhân, và từng cảnh báo sẽ tự chế tạo loại vũ khí này nếu sự tồn vong bị đe dọa.