TheênlửaNgavượttrộisovớiphươngTâyôngTrumpmuốnngừngbắnởUkraine bảng xếp hạng 2 bundesligao hãng tin RT, tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ở thủ đô Astana của Kazakhstan vào hôm nay (28/11), ông Putin cho hay, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga có tải trọng tương tự như 3 phiên bản hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất, nhưng có tầm bắn xa hơn.
Cũng theo ông, "hệ thống tên lửa tấn công chính xác PrSM mới của Mỹ không hề vượt trội so với tên lửa của Nga khi xét về các đặc tính".
Đầu tháng 11, Mỹ, Anh, và Pháp đã cho phép Ukraine sử dụng các loại vũ khí tầm xa được cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Hiện tại, Kiev được trang bị tên lửa ATACMS của Mỹ, Storm Shadow của Anh, và SCALP của Pháp.
“Chúng tôi biết đối thủ tiềm tàng có bao nhiêu hệ thống vũ khí liên quan, chúng được đặt chính xác ở đâu, có bao nhiêu vũ khí đã được chuyển giao cho Ukraine, và bao nhiêu vũ khí dự kiến sẽ được chuyển giao”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, “không có đợt chuyển giao vũ khí nào dù là những vũ khí tiên tiến nhất cho Ukraine sẽ thay đổi được tình hình trên chiến tuyến”.
Cũng theo ông, về mặt sản xuất vũ khí tầm xa, Nga vượt xa các nước phương Tây ủng hộ cho Ukraine. “Về sản lượng của các hệ thống tên lửa, Nga cao gấp 10 lần so với tổng sản lượng của tất cả các nước NATO, và năm tới sẽ tăng thêm 25 - 30%”, ông Putin nói.
Ông Trump muốn ngừng bắn ở Ukraine trước cả đàm phán
Hãng tin CNN dẫn lời các nguồn tin giấu tên cho hay, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể sẽ cố mang lại lệnh ngừng bắn ở Ukraine, trước khi cố gắng thúc đẩy Moscow và Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Hai nguồn tin cho biết, các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, rất ít người ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine. Đáng nói, tồn tại khoảng cách lớn giữa các điều kiện mà giới chức Nga và Ukraine đặt ra, trước khi hai bên tiến tới thảo luận ngoại giao.
Một số đồng minh của ông Trump cũng đã nêu rõ cách họ tin rằng cuộc xung đột có thể được giải quyết. Ông Keith Kellogg, người được Tổng thống Mỹ đắc cử chọn làm đặc phái viên về xung đột ở Ukraine, muốn đóng băng hoạt động chiến đấu quân sự, và đình chỉ nỗ lực gia nhập NATO của Kiev. Còn ông Richard Grenell, cựu đại sứ Mỹ tại Đức và từng được cân nhắc làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã thúc giục việc tạo ra "khu tự trị" như một phần trong giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Trong những tháng gần đây, các lực lượng Nga đã nhanh chóng giành được ưu thế trên tuyến đầu. Một số quan chức quân sự Ukraine cảnh báo, các lực lượng Kiev đang bên bờ vực sụp đổ.