Nhà sản xuất công nghệ hàng đầu Trung Quốc Xiaomi vừa chính thức đánh dấu việc lấn sân sang thị trường ô tô với sản phẩm xe điện đầu tay SU7 hấp dẫn,ôtôđiệnXiaomiSUrẻkhôngtưởngcạnhtranhkiểuTrungQuốbdkq hang nhat anh được đánh giá là đối thủ "đáng gờm" của mẫu xe điện Tesla Model 3 vốn đang bán rất chạy tại thị trường nước này.
Với thiết kế thanh thoát, hiện đại do nhà thiết kế ô tô nổi tiếng Chris Bangle thực hiện, hiệu suất hoạt động tương đương Porsche và phạm vi di chuyển ấn tượng, mẫu xe điện Xiaomi SU7 tung ra thị trường Trung Quốc được chốt giá rẻ bất ngờ.
Mẫu xe có 3 phiên bản từ thấp đến cao. Đối với phiên bản cơ sở, mẫu xe có mức giá bán khởi điểm 29.900 USD (705 triệu đồng). Phiên bản này trang bị bộ pin 73,6 kWh 400V, dẫn động cầu sau RWD tiêu chuẩn, công suất 295 mã lực. Khả năng di chuyển của xe là 700km sau mỗi lần sạc với thời gian sạc nhanh chỉ mất 15 phút.
Đối với phiên bản hạng trung SU7 Pro, xe có giá bán khởi điểm là 34.000 USD (800 triệu đồng), được trang bị bộ pin công suất 94,3 kWh 400V, phạm vi hoạt động cũng được mở rộng lên tới 830km sau mỗi lần sạc theo tiêu chuẩn CLTC của Trung Quốc.
Cuối cùng là phiên bản cao cấp nhất - SU7 Max có giá 41.500 USD (970 triệu đồng), trang bị bộ pin cỡ lớn công suất 101 kWh 800V, động cơ cực kỳ mạnh mẽ lên tới 663 mã lực. Với hệ truyền động này, xe có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong 2,78 giây, đạt tốc độ tối đa lên tới 265km/h nhưng phạm vi hoạt động lại kém hơn so với SU7 Pro với chỉ 800km theo tiêu chuẩn CLTC.
Theo tờ Carscoops đánh giá, Xiaomi SU7 có giá bán nội địa thấp hơn mẫu Tesla Model 3 tới gần 4.000 USD. Trong khi đó, khả năng di chuyển của mẫu xe SU7 vượt hơn 100 km so với phạm vi di chuyển tối đa hơn 600km sau mỗi lần sạc đầy của Model 3. Giám đốc điều hành Xiaomi tự hào tuyên bố rằng chiếc sedan của họ vượt trội hơn Model 3 trong 90% các bài kiểm tra tính năng.
Với khung giá như trên, Carscoops ví von rằng mức giá của SU7 chỉ ngang với giá của mẫu xe điện rẻ nhất tại Mỹ hiện nay. Câu hỏi đặt ra là vì sao Xiaomi có thể cung cấp tới tay người tiêu dùng một sản phẩm xe điện với hiệu suất ấn tượng và công nghệ hiện đại như vậy với một mức giá “không tưởng”?
Theo CNBC, thực tế, chính CEO Lei Jun cũng phải thừa nhận rằng Xiaomi đang chịu lỗ trên mỗi chiếc xe được bán ra. Không rõ mức thiệt hại về kinh tế của Xiaomi sẽ là bao nhiêu, song với chiến lược này, công ty đã nhận được tới 50.000 đơn đặt hàng chỉ sau 27 phút đầu tiên mở bán xe điện SU7.
Đây được xem là một màn “chào sân” hoành tráng khi Xiaomi bước chân vào cuộc chơi xe điện đầy tính cạnh tranh tại Trung Quốc.
Tờ South China Morning Post cho biết, CEO Lei Jun bày tỏ sự ghi nhận của mình với những người đứng đầu các công ty Xpeng, Nio và Li Auto, những “đối thủ” tương lai của Xiaomi nhưng lại giúp cho nhà sản xuất này tránh được một số rủi ro trên chặng đường ra mắt xe điện đầu tiên của mình.
Hiện nay, không ít các nhà sản xuất xe điện đang thực hiện chính sách chấp nhận chịu lỗ, hạ giá bán dưới giá thành, nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là các công ty xe điện khởi nghiệp mới có mặt trên thị trường.
Thông qua chiến lược "bán lỗ", các công ty có thể thu hút được một lượng lớn đơn mua từ khách hàng, giúp dây chuyền sản xuất có thể nhanh chóng đạt mức công suất tối đa, từ đó dần dần làm giảm giá thành sản xuất và đồng thời, lấy được cảm tình của khách hàng. Xiaomi tự tin cho biết dây chuyền chế tạo của họ đang ở mức tự động hóa cao với việc cứ 76 giây có thể hoàn thành một chiếc xe điện.
Chính sách bán hàng táo bạo này liệu có là bí kíp vạn năng cho thành công tương lai của “ông lớn” sản xuất công nghệ Trung Quốc này?
(theo Carscoops, CNBC, SCMP)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!