Baidu được xem là “Google của Trung Quốc”. Mới đây,ữtướngGooglecủaTrungQuốcbịsathảivìủnghộvănhóalàmviệcđộchạargentina vs peru Qu Jing - người đứng đầu bộ phận truyền thông của công ty này - đã gây ra cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng (PR) nghiêm trọng vì những phát ngôn về văn hóa làm việc.
Trong một loạt video ngắn được đăng trên Douyin tuần trước, Qu nói về sự tận tâm của mình đối với sự nghiệp, phong cách quản lý nghiêm khắc và những yêu cầu không ngừng nghỉ đối với các báo cáo trực tiếp của cô. Chẳng hạn, cô đả kích một nhân viên từ chối đi công tác 50 ngày trong đại dịch Covid-19, khi Trung Quốc áp đặt các hạn chế đi lại và kiểm dịch nghiêm ngặt.
"Tại sao tôi phải quan tâm đến gia đình nhân viên của mình? Tôi không phải là mẹ chồng của cô ấy", Qu nói. "Tôi hơn cô 10 tuổi, 20 tuổi nhưng không cảm thấy tồi tệ hay mệt mỏi, dù tôi có hai đứa con. Cô là ai mà dám nói với tôi rằng chồng cô không thể chịu đựng được điều đó”?
Trong một clip khác, Qu chia sẻ sự hy sinh cá nhân của mình với tư cách là một người mẹ. Cô làm việc chăm chỉ tới mức quên mất sinh nhật của con trai lớn và lớp học của con trai nhỏ. Song, cô không hối hận vì "đã chọn trở thành một người phụ nữ có sự nghiệp".
"Nếu làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng, đừng mong có ngày nghỉ cuối tuần", cô nói trong video thứ ba. "Hãy giữ điện thoại của bạn 24 giờ một ngày, luôn sẵn sàng phản hồi”.
Trong một video khác, cô còn đe dọa sẽ trả đũa những nhân viên phàn nàn về mình, nói rằng họ sẽ không kiếm được một công việc khác trong ngành.
Hiệp hội Tâm lý Mỹ mô tả "nơi làm việc độc hại" là một môi trường chứa đầy đấu đá nội bộ, đe dọa và các sự sỉ nhục khác gây tổn hại đến năng suất.
Theo nguồn tin của CNN, sau khi công chúng phản đối kịch liệt, Qu đã mất việc tại Baidu. CNN cũng nhìn thấy ảnh chụp màn hình của một hệ thống nhân sự nội bộ dường như xác nhận cô không còn làm việc tại công ty. Đến tối ngày 9/5, cô đã xóa chức danh “Phó Chủ tịch Baidu” ra khỏi Douyin cá nhân.
“Thiếu sự đồng cảm”
Phát ngôn của Qu nhanh chóng trở thành chủ đề thịnh hành trên Douyin và Weibo, thống trị các cuộc thảo luận trực tuyến. Người dùng chỉ trích Qu vì cách tiếp cận hung hăng và vô cảm, đồng thời cáo buộc cô và Baidu cổ súy một nơi làm việc độc hại.
"Trong lời nói và giọng điệu của cô ấy có sự thờ ơ sâu sắc và thiếu sự đồng cảm với hoàn cảnh chung của các đồng nghiệp", Ivy Yang, một nhà phân tích công nghệ Trung Quốc và người sáng lập công ty tư vấn Wavelet Strategy nhận xét. "Rất nhiều điều cô ấy nói thực sự gây căng thẳng vì mọi người thường xuyên cảm thấy điều đó ở nơi làm việc của họ”. “Đây là những gì các ông chủ đang nghĩ và cô ấy chỉ nói to ra mà thôi", Yang bổ sung.
Lao động trẻ Trung Quốc ngày càng phản đối văn hóa làm việc quá sức và cạnh tranh cực đoan trong ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Vào năm 2019, đồng sáng lập Alibaba Jack Ma bị chỉ trích dữ dội sau khi ủng hộ xu hướng "996", làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối sáu ngày một tuần và gọi đó là một "phước lành lớn".
Yang gọi phản ứng dữ dội chống lại Ma là một "bước ngoặt" khiến mọi người suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa nơi làm việc và chính họ. Xu hướng này càng tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại.
Khi các công ty đòi hỏi ở nhân viên sự trung thành, thời gian và năng lượng, nhân viên lại cảm thấy không được hồi đáp xứng đáng. Nó trở thành trung tâm của cuộc xung đột và cũng là trung tâm của câu chuyện Baidu, theo Yang. Khi sự phẫn nộ của công chúng lên tới đỉnh điểm, các video trên tài khoản Douyin của Qu đã bị gỡ bỏ.
Hôm 9/5, sau nhiều ngày im lặng, trên WeChat, Qu đã xin lỗi vì đã"gây ra một cơn bão lớn như vậy". Cô nói đã đọc kỹ bình luận trên các nền tảng khác nhau và chấp nhận chỉ trích. Cô cũng khẳng định phát ngôn của mình không đại diện cho lập trường của Baidu.
Một nguồn tin của CNN tiết lộ, các clip của Qu nằm trong nỗ lực quảng bá Baidu trên các nền tảng video ngắn. Qu đã yêu cầu tất cả các thành viên của nhóm PR tạo tài khoản cá nhân, mục đích chính là cải thiện khả năng làm video ngắn của mọi người. Qu lựa chọn nói về trải nghiệm của riêng mình.
Qu từng là phóng viên Tân Hoa Xãtrước khi chuyển sang ngành PR. Cô gia nhập Baidu vào năm 2021 từ Huawei, hãng công nghệ Trung Quốc nổi tiếng với "văn hóa loài sói" cứng rắn, nơi nhân viên được kỳ vọng mang đến sự khao khát, không sợ hãi và kiên cường như loài sói.
Một cựu nhân viên Baidu giấu tên cho biết Qu đã gây ra cú sốc văn hóa khá lớn khi đến Baidu, khiến khoảng 60% đội ngũ rời đi trong vòng vài tháng. Nhóm PR của Qu phải luôn sẵn sàng, bật điện thoại, trả lời tin nhắn ngay lập tức và tham dự các cuộc họp vào lúc nửa đêm và cuối tuần dù chỉ được báo trong thời gian ngắn.
Qu cũng áp dụng ngôn ngữ kiểu quân đội, yêu cầu nhóm phải "kỷ luật" và "có thể giành chiến thắng trong các trận chiến", cựu nhân viên nói.
(Theo CNN)