Gilead Sciences vừa thông báo về việc phân phối toàn cầu 4 triệu USD thông qua Quỹ All4Liver để hỗ trợ các dự án sáng tạo được cộng đồng hỗ trợ liên quan đến viêm gan B (HBV),ángkiếnđổimớitạichâuÁnhậngiảithưởlịch premier league 22/23 viêm gan C (HCV) và viêm gan D (HDV). Thông báo chính thức được công bố tại hội thảo chuyên đề "Hợp tác cho công bằng sức khỏe toàn cầu: Các nghiên cứu điển hình từ khắp thế giới" được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Viêm gan tại Lisbon.
Trong số 71 tổ chức được nhận Quỹ năm 2023, hai tổ chức phi lợi nhuận đến từ Việt Nam đã được vinh danh gồm Viện Nghiên cứu và Đạo tạo Tiêu hóa Gan Mật và Liên minh Viêm gan Việt Nam. Hai tổ chức này được lựa chọn thông qua phiên đánh giá độc lập bên ngoài của các chuyên gia toàn cầu, bao gồm cả Liên minh Viêm gan Thế giới (WHA). Sự hợp tác này mở rộng mối quan hệ đối tác lâu dài giữa WHA và Gilead để thúc đẩy quyết tâm của Quỹ hỗ trợ các nỗ lực dẫn dắt bởi cộng đồng và thúc đẩy các nỗ lực loại bỏ viêm gan virus.
Theo ước tính gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, Trung tâm Phân tích Dịch tễ học và Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 11 người ở Việt Nam thì có 1 người nhiễm viêm gan B (HBV) hoặc viêm gan C (HCV) mãn tính. Hơn 70% người mắc viêm gan B ở Việt Nam không biết tình trạng nhiễm bệnh của mình, và do đó hơn 95% trường hợp HBV đã được chẩn đoán không được điều trị.
Mặc dù đã có các chiến lược hợp lý để quản lý HBV và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh nhưng các rào cản đối với việc thực hiện các chương trình sàng lọc và chẩn đoán hiệu quả vẫn là một thách thức. Dữ liệu cho thấy để đạt được mục tiêu loại trừ viêm gan virus trong khu vực, việc giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng liên quan đến viêm gan virus là rất quan trọng.
Khoản tài trợ từ Quỹ sẽ tạo điều kiện cho hai tổ chức triển khai các dự án sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy xét nghiệm, cải thiện kết nối đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao nhận thức về viêm gan virus trong chính sách y tế công cộng.
Liên minh Viêm gan Việt Nam sẽ sử dụng nguồn tài trợ để triển khai chương trình DETECT-B. Sáng kiến này nhằm mục đích triển khai biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng và có thể mở rộng quy mô nhằm thúc đẩy xét nghiệm HBV, liên kết với chăm sóc và điều trị tại các cơ sở chăm sóc ban đầu và sẽ được thí điểm tại TP.HCM.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa Gan Mật sẽ lập kế hoạch giải quyết vấn đề thiếu nền tảng kỹ thuật số nhằm cung cấp thông tin chính xác và tin cậy cho người dân và các bệnh nhân HBV. Viện sẽ phát triển một ứng dụng chăm sóc bệnh nhận HBV, hợp tác với các chuyên gia y tế về gan của Việt nam để hỗ trợ tốt hơn việc liên kết chăm sóc và tuân thủ chăm sóc.
Các tính năng bao gồm cung cấp gói giáo dục với thông tin có thể tiếp cận được về xét nghiệm lab của bệnh nhân, đơn thuốc và liều dùng khuyến nghị, theo dõi các chỉ số sức khoẻ chính và đưa ra khuyến nghị phù hợp cũng như cho phép liên lạc trực tiếp với bác sĩ để nâng cao ý thức về sức khoẻ dựa trên thông tin đầu vào về sức khoẻ của từng cá nhân.
Được biết, đây là vòng thứ hai của Quỹ All4Liver của Gilead tại châu Á. Từ năm 2021, Quỹ đã hỗ trợ các chiến dịch do các tổ chức cộng đồng địa phương tại Hồng Kông (Trung Quốc), nhằm thúc đẩy việc xét nghiệm, chia sẻ kiến thức về viêm gan virus và nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Các tổ chức nhận Quỹ năm 2023 bao gồm các khu vực ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại dương, châu Âu và Bắc Mỹ.
Khoản tài trợ 4 triệu USD sẽ được cam kết cho các dự án sáng tạo được cộng đồng hỗ trợ nhằm giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng liên quan đến HBV, HCV và HDV bằng cách giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực để đạt được mục tiêu loại bỏ viêm gan virus như một vấn đề sức khỏe cộng đồng.
(Nguồn: Gilead Sciences)