Samsung vừa đã tung ra bản thử nghiệm beta,úpngườidùngbiếnsmartphonecũthànhthiếtbịthôtrận đấu real madrid gặp rcd mallorca đây được xem là một chương trình thực sự sáng tạo trên thị trường smartphone - một chương trình nâng cấp chính thức cho người tiêu dùng.
Sáng kiến “Galaxy Upcycling at Home” của Samsungđã được công bố tại Triển lãm điện tử tiêu dùng thế giới 2021 (CES 2021) diễn ra vào đầu năm nay và hiện nay đã được thử nghiệm trong phiên bản beta tại một số thị trường như Mỹ, Anh và Hàn Quốc.
Tính năng này có thể cảnh báo bạn về âm thanh của trẻ đang khóc hoặc bật đèn khi mức độ ánh sáng giảm |
Trong phiên bản beta này, Samsung sẽ cho phép người dùng biến điện thoại cũ thành thiết bị gia đình thông minh hoạt động thông qua ứng dụng SmartThings của Samsung, có hai chế độ mới: cảm biến âm thanh và cảm biến ánh sáng.
Chủ sở hữu của một số mẫu smartphone nhất định có thể tải xuống bản cập nhật để biến thiết bị thành cảm biến nhà thông minh với một số chức năng như có thể phát hiện âm thanh của trẻ khóc hoặc bật đèn khi trời tối. Chương trình được giới hạn cho một số mẫu smartphone nhất định được tung ra vào năm 2018 hoặc mới hơn. Tuy chỉ mới áp dụng cho một số mẫu smartphone nhưng đây là một dịch vụ tốt, dễ tiếp cận có thể giúp người dùng tận dụng các thiết bị cũ của họ.
Samsung cho biết chế độ cảm biến âm thanh sẽ giúp phân biệt chính xác các âm thanh trong môi trường xung quanh hàng ngày và người dùng có thể chọn lưu một số bản ghi âm nhất định. Ví dụ: nếu thiết bị phát hiện ra các âm thanh như tiếng trẻ con khóc, tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu hoặc tiếng gõ cửa, nó sẽ gửi cảnh báo trực tiếp đến smartphone của người dùng và người dùng có thể nghe âm thanh được ghi lại.
Trong khi chế độ cảm biến ánh sáng chỉ đơn giản là biến điện thoại của bạn thành một cảm biến ánh sáng, cho phép điện thoại phát hiện mức độ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng trong phòng để tự động bật đèn. Samsung cho biết bản cập nhật này bao gồm việc tối ưu hóa pin cần thiết để giữ cho điện thoại được cung cấp nguồn năng lượng và hoạt động như một cảm biến trong thời gian dài, mặc dù công ty không chỉ ra thời gian hoạt động giữa các lần sạc.
Samsung cho biết tính năng “Galaxy Upcycling at Home” khả dụng trên tất cả các dòng S, Note và Z được phát hành từ năm 2018 (S9, Note9 trở lên) chạy hệ điều hành Android 9 trở lên và trong tương lai sẽ có nhiều loại smartphone hơn được hỗ trợ.
Chương trình nâng cấp của Samsung đánh dấu một điểm khởi đầu rất khiêm tốn và công ty có thể làm được nhiều hơn nữa nếu muốn hạn chế rác thải điện tử và làm cho các thiết bị cũ trở nên hữu ích. Cho đến nay, chương trình chỉ sử dụng micro và cảm biến ánh sáng trên các thiết bị cũ. Hy vọng trong tương lai, Samsung sẽ tận dụng camera của các smartphone cũ để biến smartphone cũ thành camera IP.
Phan Văn Hòa(theo Arstechnica, Theverge)
Mẫu điện thoại chuyên game mới ra mắt của Lenovo đang nhận được sự quan tâm từ phía người dùng, nhưng đó có phải lối thoát của thương hiệu này trong lĩnh vực điện thoại di động?