Như ICTnews đã thông tin,áyquảntrịviênVietnamAirlinescóthểđãbịcàiphầnmềmgiánđiệtỷ số inter milan chiều ngày 29/7/2016, ngày 29/7/2016 đã xảy ra sự cố tấn công thay đổi giao diện website và các hệ thống thông tin thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cùng một số đơn vị liên quan khác bị tấn công, xảy ra sự cố.
Cụ thể, theothông báo chính thức đầu tiên về vụ việc được Vietnam Airlines công bố vào tối ngày 29/7, hãng này cũng cho biết vào khoảng 16h ngày 29/7/2016 trang web chính thức của Vietnam Airlines tại địa chỉ www.vietnamairlines.com đã bị hacker chiếm quyền kiểm soát và chuyển sang trạng mạng xấu ở nước ngoài. Cùng thời điểm chiều ngày 29/7, thông tin phản ánh từ hành khách của Vietnam Airlines và các chuyên gia an ninh mạng cho hay, các màn hình thông tin thông báo chuyến bay ở hai sân Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ đồng loạt đăng tải những hàng chữ Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về tình hình biển Đông.
Đến 17h10 ngày 29/7/2016, trang web của Vietnam Airlines đã được khôi phục, có thể truy cập lại bình thường. Tuy nhiên, theo chuyên gia an ninh mạng, một lượng dữ liệu khoảng hơn 90 Mb đã bị các tin tặc phát tán trên mạng, trong đó có một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines với đầy đủ thông tin như ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn...
Vietnam Airlines cũng đã xác nhận dữ liệu của một số hội viên khách hàng thường xuyên của hãng đã bị công bố. Bên cạnh việc đăng tải trên website vietnamairlines.com thông tin đề nghị các khách hàng là hội viên Chương trình Bông sen vàng thay đổi ngay mật khẩu của tài khoản sau khi hệ thống được khắc phục, trong ngày 30/7, Vietnam Airlines cũng đã gửi email tới các khách hàng này thông điệp bảo vệ tài khoản cá nhân trên hệ thống của hãng.
Nhận định về sự cố xảy ra với hệ thống thông tin của Vietnam Airlines vào chiều ngày 29/7 vừa qua, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng Bkav cho biết: “Việc website bị thay đổi giao diện (deface) và hệ thống âm thanh, màn hình thông báo tại nhà ga bị chiếm quyền cho thấy hacker đã xâm nhập được sâu vào hệ thống. Khả năng lớn là máy quản trị viên đã bị kiểm soát, theo dõi bởi phần mềm gián điệp (spyware). Đây là cách thức tấn công không mới, thông thường các phần mềm gián điệp này lợi dụng lỗ hổng an ninh trong file văn bản (Word, Excel, Power Point) để phát tán. Các phần mềm gián điệp này không phải là những virus lây nhiễm một cách ngẫu nhiên vào hệ thống mà được phát tán một cách có chủ đích”.