Tâm sự bạn đọc:
Vợ chồng em lại cãi nhau,Đanghừnghựclâmtrậnvợbuộtmiệngnóimộtcâukhiếnchồngtắtlửalòbóng đá na uy em không biết bát tự của con em có xung khắc gì với vợ chồng em không mà từ ngày cháu đi học đến giờ nhà em không lúc nào được yên ổn.
Con nhà em thì bướng y như bố nó, nó đã bảo là 2 thì không ai đòi nó nói thành 1 được. Cả nhà em khó khăn vô cùng với việc dạy bảo nó. Em thấy nhà người ta toàn bố nghiêm mẹ hiền mà nhà em thì ngược hoàn toàn chị ạ.
Bố thằng bé chiều nó hơn cả chiều vong. Em dạy con thì chồng lại cứ bênh thành ra thằng bé có thèm sợ mẹ đâu. Trẻ con giờ nó nhanh lắm, nó nhận ra người bảo vệ mình ngay. Vậy là mỗi lần như thế em với chồng lại cãi nhau.
Chồng em luôn có quan niệm con học ở trường đủ rồi, về nhà phải cho con chơi rồi tập thể thao này nọ. Nhưng vấn đề là ở trường nó học về nhà có bài tập thì phải làm cho đủ chứ. Anh ấy cứ để nó không làm bài, không theo kịp trên lớp rồi đến lúc bị cô giáo nhắc nhở, anh ấy lại đổ tại em.
Có nhà ai mà vợ chồng cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược thế này không cơ chứ. Mấy ngày nay nguyên việc cho con em đi học vẽ hay học võ thôi cũng ầm nhà ầm cửa. Trường cháu yêu cầu cháu chọn một câu lạc bộ năng khiếu để tham gia. Bố nó thích cho con học vẽ, em thích con học võ còn con em thì chỉ thích chơi game thôi.
Hôm qua, em trong người có chút khó chịu nhưng chồng lại gạ gẫm nên cũng cố để chồng được vui vẻ. Song đang hành sự thì em chợt nhớ ra chuyện mai phải đăng ký cho con học nên buột miệng khơi lại luôn. Vậy là chồng em đùng đùng ra khỏi phòng rồi giận dỗi. Em chán quá!
Chuyên gia tư vấn:
Nhà nào có con nhỏ cũng vậy thôi em ạ. Hai người khác nhau, sống có quan điểm khác nhau, lớn lên trong môi trường khác nhau, cũng được giáo dục khác nhau thì khi nuôi nấng một đứa bé tự khắc sẽ có những xung đột với nhau.
Quan trọng là các em phải hiểu được tại sao đối phương hành động như thế và không được thể hiện sự bất hòa trước mặt con trẻ. Điểm này em và chồng nên thống nhất với nhau. Nói một lần không đủ thì nói nhiều lần. Nói cách này không được thì đổi cách tiếp cận khác để chồng em có thể hiểu được mong muốn và lựa chọn của em.
Còn việc cháu học gì thì lựa chọn quan trọng nhất ở cháu, chứ bố mẹ ép cháu học thứ cháu không thích thì đâu có ích gì đúng không nào? Hãy cùng cháu nói chuyện, tìm ra môn mà cháu có hứng thú hơn so với các môn khác.
Chúc em và chồng sớm tìm được tiếng nói chung nhé.
Hai con đủ nếp đủ tẻ, ngoan ngoãn, học giỏi, gia đình tôi luôn được bạn bè, hàng xóm khen ngợi. Nhưng tôi có một nỗi khổ mà không ai có thể tường tận trừ chồng con.