Phát triển và làm chủ Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử,ớmcôngbốDanhmụcsảnphẩmantoànthôngtinmạngđápứngyêucầusửdụngtrongcơquannhànướkèo hay đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Cục An toàn thông tin trong năm 2020 và giai đoạn tới (Ảnh minh họa) |
Hôm nay, ngày 27/2, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã làm việc với Cục An toàn thông tin về triển khai nhiệm vụ phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Phát triển và làm chủ Hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là một nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ TT&TT. Tại Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT trong năm 2020, nhiệm vụ này đã được giao cho Cục An toàn thông tin chủ trì thực hiện.
Tại cuộc họp, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng Cục nhận thấy phải tập trung triển khai trong năm 2020 và giai đoạn tới nhằm nâng cao năng lực, nội lực đảm bảo an toàn thông tin của cơ quan, tổ chức và phát triển thị trường sản phẩm an toàn thông tin mạng nội địa.
Bên cạnh việc đề xuất phương án dài hạn, Cục An toàn thông tin cũng đưa ra phương án ngắn hạn để phát triển và làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam.
Cụ thể, theo Cục An toàn thông tin, hiện tại một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tập trung công tác nghiên cứu phát triển và làm chủ, sản xuất được một số sản phẩm an toàn thông tin mạng, điển hình là Viettel, CMC, BKAV, CyRadar. Đã cung cấp ra thị trường 47 sản phẩm, giải pháp; bên cạnh đó, có khá nhiều các sản phẩm đang được các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, phát triển và dự kiến sẽ đưa vào thị trường trong năm 2020.
Tuy nhiên, hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin của Việt Nam còn thiếu và trùng lặp. Nhóm sản phẩm bảo vệ an toàn thiết bị đầu cuối đang được nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển. Các sản phẩm khác tuy đa dạng nhưng mới đưa ra thị trường, chưa có thị phần. Nguyên nhân một phần do sản phẩm chưa được đánh giá, bảo đảm về chất lượng khiến các cơ quan, tổ chức tin tưởng lựa chọn; ngoài ra, một phần do tâm lý mua sắm vẫn ưu tiên chọn lựa sản phẩm nước ngoài của các chủ đầu tư. Mặt khác, hầu hết các sản phẩm nội địa đều chưa được đóng gói, thương mại hóa bài bản mà vẫn vừa cung cấp vừa phát triển theo nhu cầu của cơ quan, tổ chức sử dụng.