Trong chuyến thăm đầu xuân tại Tập đoàn FPT chiều 15/2,ệtNamtriểnkhaichiếnlượcquốcgiavềbándẫkết quả tỷ số real Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá sự đặt cược của FPT vào ba mũi nhọn chính gồm AI, chip bán dẫn và automotive "là lựa chọn chiến lược rất đúng đắn".
Riêng về ngành công nghiệp bán dẫn, theo ông Hùng, một khi loài người còn phát triển dựa trên thông tin và dữ liệu như yếu tố đầu vào của sản xuất, chip bán dẫn vẫn là trọng yếu do đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu.
"Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng. Không chỉ vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới", ông nói. Để đón đầu tương lai này, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về Công nghiệp bán dẫn và sẽ bắt đầu thực hiện trong năm 2024.
Chiến lược này được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo năm 2023, với mục tiêu Việt Nam có 50 nghìn kỹ sư thiết kế, hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan, đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử. Từ mục tiêu này sẽ đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện thể chế, chính sách, phát triển và đào tạo nhân lực, nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp, hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam, hợp tác quốc tế.