Ngày 5/6,ửangõđểdoanhnghiệpcôngnghệsốViệtNamđirathếgiớkết quả bóng đá trận napoli tại Hà Nội, hội thảo thu hút đầu tư vào thành phố Fukuoka đã được tổ chức dưới sự chủ trì của thành phố Fukuoka (Nhật Bản) và Bộ TT&TT Việt Nam. Hội thảo với các doanh nghiệp IT Việt Nam, thúc đẩy nhanh hơn nữa việc mở rộng đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Tham dự hội thảo có ông Soichiro Takashima, Thị trưởng thành phố Fukuoka, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT cùng đại diện các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp đến từ hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam không ngừng mở rộng đầu tư sang thành phố Fukuoka. Ngược lại, các doanh nghiệp khởi nghiệp của Fukuoka cũng tích cực giao lưu với doanh nghiệp và startup liên quan CNTT của Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản chỉ định thành phố Fukuoka trở thành đặc khu chiến lược quốc gia “Đặc khu khởi nghiệp toàn cầu”.
Thành phố đã phát triển các chính sách khuyến khích về nguồn lực, môi trường kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, phát triển phần mềm cho ô tô, robot, sản xuất nội dung số và nghiên cứu phát triển chất bán dẫn và nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, đây là nơi duy nhất ở Nhật Bản cấp thị thực kỹ sư, rút ngắn thời gian cấp thị thực của các kỹ sư nước ngoài xuống chỉ còn 1 tháng. Bộ TT&TT đánh giá những thế mạnh của Fukuoka rất phù hợp với định hướng Go Global của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Thị trưởng Soichiro Takashima nhận xét Việt Nam là nơi tập trung nguồn nhân lực CNTT trẻ, tài năng và nhiều doanh nghiệp CNTT xuất sắc. Một số doanh nghiệp Việt Nam như FPT, Rikkeisoft hay VMO... đã mở rộng kinh doanh ở đây. Phái đoàn 17 công ty Fukuoka tham dự hội thảo đều mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Ông hy vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành phố như vùng đất của sự thử thách nhưng sẽ kiến tạo nhiều cơ hội giá trị mới.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, hội thảo thu hút đầu tư vào thành phố Fukuokacó ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, đây là nơi gặp nhau của hai ý tưởng khác nhau: Một là đi thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, khởi nghiệp tại thành phố của mình, quốc gia của mình; một là đưa các doanh nghiệp công nghệ số của quốc gia mình, ngành mình đi ra nước ngoài.
“Hai ý tưởng tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng kỳ thực lại rất phù hợp để gặp nhau vì có cùng một mục tiêu chung đó là vì sự thịnh vượng chung của cả 2 quốc gia”, Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Thứ hai, hội thảo này là sự gặp nhau của hai tư duy, cách làm ngược. Thông thường, một quốc gia sẽ lựa chọn các quốc gia có tiềm lực, trình độ phát triển hơn để thu hút đầu tư nhưng thành phố Fukuoka lại lựa chọn Việt Nam, một quốc gia đã có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, có tiềm năng đổi mới sáng tạo. Ngược lại, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các thị trường dễ tính để đầu tư nhưng Bộ TT&TT động viên, khuyến khích, tìm cách hỗ trợ, định hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao để lấy đó làm mục tiêu cao, qua đó nâng cao năng lực chính mình và tiếp tục vươn ra thế giới.
Trong khuôn khổ hội thảo, đã diễn ra Lễ ký kết hai biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ TT&TT và thành phố Fukuoka về việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư và giữa Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và Đại học Công nghệ Fukuoka về giao lưu sinh viên, giao lưu học thuật. Đây là lần đầu tiên, Bộ TT&TT ký kết MOU về việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp với một địa phương của Nhật Bản.
Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ, Việt Nam đã có 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài với tổng doanh thu ước đạt 7,5 tỷ USD. Do đó, thành phố Fukuoka hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Khi thông báo nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio đã khẳng định: "Nguồn nhân lực Việt Nam là sự hiện diện không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản". Tham dự sự kiện này, Bộ TT&TT mong muốn“Fukuoka sẽ là cửa ngõ để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới, đóng góp có trách nhiệm vào sự thịnh vượng chung của Nhật Bản và thế giới”.