Quản lý tốt các ngànhnghề nhạy cảm
Đăng đàn đầu tiên và trả lời câu hỏi của đại biểu (ĐB) HĐNDtỉnh Trần Thị Liên về tình trạng QCRV gây mất vẻ mỹ quan đô thị,nónglich thi dau ngoai hanh anh ông Nguyễn VănLộc, Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang diễnra tình trạng QC không đúng quy định, như dán và treo các mẫu QC lên cột đèn,trụ điện, cây xanh dọc theo các tuyến đường, ngõ hẻm trung tâm đô thị, hay tìnhtrạng phát tờ rơi tại các giao lộ làm ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị. Đại biểu HĐND tỉnh TrịnhĐức Tài chất vấn tại hội trường Ảnh: Q.CHIẾN
Năm2013, sở đã xây dựng kế hoạch tổ chức ra quân tháo dỡ QCRV không đúng nơi quy định;đồng thời kết hợp với địa phương tổ chức tháo gỡ mẫu QCRV, panô, biển hiệu,băng rôn và đã đề nghị tạm ngưng cung cấp dịch vụ đối với 619 thuê bao điện thoại.Qua đó tình hình QCRV không đúng quy định đã từng bước bị hạn chế, giữ được vẻmỹ quan đô thị.
Trả lời câu hỏi chất vấn của ĐB về hoạt động kinh doanh cácngành nghề nhạy cảm, ông Lộc cho biết, ngay từđầu năm, sở đã có kế hoạch chỉđạo cho các đơn vị trong toàn ngành từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố thườngxuyên tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các ngành nghề kinh doanh nhạycảm nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi trái pháp luật. Toàn ngành đãtổ chức 255 đợt thanh, kiểm tra đối với các cơ sởkinh doanh dịchvụkaraoke, quán bar, khách sạn, nhànghỉvàcác tụđiểm vui chơi giảitríkhác trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra 846 cơ sở đã phát hiện 318 trường hợpvi phạm và đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền trên 471 triệu đồng.
“Để hạn chế thấp nhất hoạt động kinh doanh các ngành nghề nhạycảm, Sở VH,TT&DL chỉ đạo quyết liệt cho các đơn vị trong toàn ngành từ tỉnhđến các huyện, thị, thành phố tiến hành thống kê, rà soát các cơ sở kinh doanhdễ phát sinh tệ nạn xã hội; đồng thời, lập kế hoạch, phối hợp các cấp, cácngành triển khai công tác thanh kiểm tra đồng bộ, toàn diện, thường xuyên vàliên tục nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Sở đã tham mưucho UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành ngăn chặn và triệt phá các tệnạn xã hội trong hoạt động của quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường và cácngành nghề kinh doanh nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội”, ông Lộc nói.
Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thanh Nghĩa về giải pháp tháogỡ khó khăn cho DN và dự báo tình hình sản xuất công nghiệp năm 2014, ông VõVăn Cư, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, trong năm 2013, do tình hình khó khănchung của cả nước, nhiều DN phải giải thể, hay hoạt động cầm chừng. Qua ràsoát, toàn tỉnh có 411 DN đã gặp khó khăn, trong đó 145 DN phải giải thể, 155DN ngưng hoạt động chờ giải thể.
Tuy nhiên, đa số những DN này có năng lực vàquy mô hạn chế, sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả. Trước khó khăn của DN, tỉnhđã tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, tậptrung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyếtnợ xấu. Bên cạnh đó, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã tổ chức nhiều cuộc đốithoại, tiếp xúc với DN, người lao động (NLĐ) để giải quyết khó khăn, vướng mắccủa DN và NLĐ. Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Sở Công Thương đã tăng cường côngtác nắm tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, quan tâm công tác xúctiến thương mại, dự báo tình hình…
Giá trị cốt lõi của việc thực hiện NTM là tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Vậy, giá trị cốt lõi của việc thực hiện NTM ở 5 xã đạt chuẩn trong năm 2013 có bảo đảm hay không? (ĐB Nguyễn Thanh Trung)
Liên quan đến việc bảo đảm hoàn thành tiêu chí 7 của bộ tiêuchí xây dựng nông thôn mới (NTM) về chợ nông thôn đối với 30 xã xây dựng NTMvào năm 2015, ông Cư nói, theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM củatỉnh đến năm 2015 sẽ hoàn thành 30 xã NTM, trong đó có tiêu chí số 7 (chợ). SởCông Thương bảo đảm hoàn thành dựa trên cơ sở là UBND các huyện, thị xã đã phê duyệtquy hoạch phân khu chức năng xong 30 xã. Tuy nhiên, để có cơ sở xét về tiêu chíchợ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 342 về việc sửa đổi một sốtiêu chí về NTM, trong đó quy định “Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”.Như vậy, trong 30 xã nêu trên, xã nào có quy hoạch chợ theo Quyết định số 4141của UBND tỉnh thì được xét tiêu chí về chợ, còn xã nào không có quy hoạch chợthì không xét.
Hoàn thành xây dựng NTM theo kế hoạch
Trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Thanh Trung về khả năng đếncuối năm 2013, tỉnh có đạt được 5 xã NTM và đến năm 2015 toàn tỉnh có đạt 40%xã NTM theo như mục tiêu của tỉnh đề ra hay không?, bà Nguyễn Minh Thủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chobiết, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, đặc biệt là công tác lậpquy hoạch, đề án NTM đã gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đếntiến độ xây dựng NTM. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản chỉ đạo của Trung ương vềcông tác lập quy hoạch còn bất cập, chưa đồng bộ, chưa kịp thời, chờ sửa đổi bổsung nên ảnh hưởng đến việc hướng dẫn thực hiện của sở, ngành chuyên môn.
Mặc dù còn một số hạn chế, khó khăn nhưng nhìn chung côngtác lập quy hoạch và đề án xây dựng xã NTM được UBND các huyện, thị, các xã tậptrung thực hiện. Theo đánh giá của các xã, đến nay đã cơ bản hoàn thành cáctiêu chí xây dựng NTM. Dự kiến đến cuối năm 2013, tỉnh Bình Dương có 5 xã điểmđược công nhận đạt chuẩn NTM và đến năm 2015 trên 40% số xã (21 - 29 xã) đạtchuẩn xã NTM theo Bộ tiêu chí NTM của tỉnh.
Trước băn khoăn của ĐB Nguyễn Thị Minh Tấn về tình hình kinhdoanh vật tư nông nghiệp, nhất là các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) hiện nay diễn ra hết sức phức tạp. Cụ thể cùng một sản phẩm mà các cơ sởkinh doanh bán mỗi nơi một giá, nhiều loại phân bón và thuốc BVTV trôi nổikhông nhãn mác, không rõ xuất xứ được bày bán công khai, nông dân không biết chọnmua sản phẩm nào bảo đảm được chất lượng và an toàn, bà Thủy nói, phân bón, thuốcBVTV là các mặt hàng thuộc danh mục sản phẩm phải thực hiện việc đăng ký, ký kêkhai giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là Sở Tài chính).
Qua kếtquả kiểm tra 32 cơ sở sản xuất phân bón, thuốc BVTV của Đoàn kiểm tra liênngành đã phát hiện và xử lý 4 trường hợp chưa đăng ký lại giá khi có biến độngtăng giá. Qua kiểm tra chưa phát hiện trường hợp phân bón không nhãn mác, khôngnguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra chất lượng phân bón của 32 cơ sở đã phát hiệnvà xử lý 13 trường hợp vi phạm không đạt chất lượng so với mức công bố tiêu chuẩnchất lượng. Về chất lượng thuốc BVTV, qua kiểm tra 11 mẫu thuốc BVTV của 7 đơnvị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, chưa phát hiện thuốc BVTVkhông đạt chất lượng so mức công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Thu nhập có tăng lên. Cụ thể, theo đánh giá của các xã là thu nhập của người dân ở các xã sẽ được công nhận NTM trong năm 2013 có tăng hơn so với năm 2012. Hiện xã An Sơn có thu nhập bình quân đầu người 24 triệu đồng/năm (tăng 20%), xã Bạch Đằng 29,5 triệu đồng, các xã Chánh Phú Hòa, Thanh An, Tân Long thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm, tăng từ 30 - 35%. (Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Minh Thủy)
“Với trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp,trong thời gian tới, Sở NN&PTNT chủ động phối hợp cùng Sở Công Thương tổ chứctriển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện sản xuất, kinhdoanh phân bón, thuốc BVTV; hướng dẫn việc công bố tiêu chuẩn chất lượng phânbón, thuốc BVTV; danh mục phân bón, thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanhvà sử dụng tại Việt Nam cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTVtrên địa bàn tỉnh.
Phối hợp tốt với các cơ quan có chức năng liên quan tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất về chấtlượng, việc đăng ký giá phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh; tăng cường côngtác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinhdoanh”, bà Thủy nói.
Giám đốc Sở VH,TT&DL Nguyễn Văn Lộc: “Hiện sở đang tích cực xây dựng quy hoạch QC ngoài trời trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật QC để trình UBND tỉnh phê duyệt, công bố nhằm đưa việc QC của các tổ chức, cá nhân vào nề nếp. Để tình trạng QCRV không đúng quy định không còn diễn ra, bên cạnh sự nỗ lực của ngành văn hóa, đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo quyết liệt hơn nữa cho các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tại địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân và cùng hành động chống lại các hành vi QC sai quy định. Có như thế tỉnh Bình Dương mới thực sự trở thành đô thị văn minh, sạch đẹp”.
Vấn đề cuối cùng được Giám đốc Sở NN&PTNT trả lời tại hộitrường xoay quanh chất vấn của ĐB Nguyễn Bích Thuận về bảo hiểm nông nghiệp(BHNN). ĐB Thuận chất vấn tại sao các trang trại và các hộ dân tham gia BHNN vớitỷ lệ rất thấp? Bà Thủy cho rằng, dịch vụ bảo hiểm nói chung, BHNN nói riêng làmột loại dịch vụ hoạt động thỏa thuận (bảo hiểm tự nguyện).
Do đó, thông quacông tác tuyên truyền, người tham gia BHNN cần xác định nhu cầu thực tế khitham gia bảo hiểm rủi ro cho đàn vật nuôi của mình, cũng như tin tưởng vào việcthực hiện cam kết trong hợp đồng bảo hiểm của công ty bán bảo hiểm. Trong thờigian triển khai, người chăn nuôi tham gia bảo hiểm vẫn mang tâm lý thăm dò.
Bà Thủy cũng cho biết, so sánh với tình hình tổng thể các tỉnhthực hiện BHNN trên cả nước, theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá chương trìnhthí điểm BHNN tại Hà Nội ngày 9-5-2013, đối với bảo hiểm vật nuôi, trên cả nướccó 23.866 hộ tham gia nhưng có tới 22.916 hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo, chiếm96%; hộ không thuộc diện nghèo chỉ chiếm có 4% với 950 hộ. Như vậy, có thể nóirằng, BHNN ở Bình Dương tuy số lượng không nổi trội nhưng chất lượng đi sâu vàocuộc sống, nhận thức của người chăn nuôi về loại hình BHNN này đã đạt đượcthành công nhất định.
NHÓM P.V CHÍNH TRỊ