Gã điện tử khổng lồ Nhật Bản có thể tự hào với một quá khứ huy hoàng,ướcchuyểnmìnhchậmchạpcủaSonyởmảbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia pháp nơi tivi hay máy nghe nhạc mang thương hiệu Sony xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Giờ đây, ở thời đại của giải trí số, Sony buộc lòng phải nhận ra đâu là mảng kinh doanh cốt lõi và đâu là thị trường cần phải tập trung, tối đa hóa doanh thu.
Sự nhận ra có phần hơi muộn màng đó đến từ mảng game. Cơn sốt PlayStation 5 kéo dài từ cuối năm ngoái tới tận bây giờ đã chỉ ra rằng, có những cơ hội chỉ đến một lần trong đời.
Sony từng thất bại thảm hại với thử nghiệm mang tên Xperia Play, một chiếc điện thoại kết hợp khả năng chơi game chưa tới tầm. |
Đó là khi Covid-19 hoành hành khắp thế giới khiến người dân ở nhà nhiều hơn vì đại dịch, nhu cầu giải trí như chơi game, xem video tại nhà cũng tăng cao chưa từng thấy. Các hãng game đều báo cáo doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ và Sony cũng không phải một ngoại lệ.
Nhưng Sony vẫn bị các chuyên gia đánh giá là chậm chân ở mảng game mobile, nơi các đối thủ như Nintendo, Square Enix, SEGA, Konami và phần lớn các nhà phát triển đình đám Nhật Bản đều đã đặt chân lên Android và iOS từ lâu.
Sự chậm chân này một phần có lẽ đến từ việc hãng này vẫn níu giữ chiếc máy chơi game cầm tay PlayStation Vita. Chiếc handheld được xem là thất bại này chỉ được ngừng hỗ trợ hoàn toàn vào tháng 8 tới. Tương tự, PSP cũng sẽ không còn hỗ trợ PS Store vào tháng 7.
Khi không còn tập trung vào handheld, Sony mới toàn tâm toàn ý cho thị trường game di động. Mới đây, hãng này vừa rục rịch tuyển người đứng đầu bộ phận mobile ở PlayStation Studios tại California, Mỹ.
Còn trước đó, Sony đã từng nhận thất bại cay đắng với Xperia Play khiến hãng này nản lòng ở thị trường game mobile. Xperia Play ra mắt năm 2011 khi đó còn được ví như PlayStation Phone nhưng cũng không thể làm nên kỳ tích cho Sony.
Thất bại tiếp tục với PS Vita phần nào khiến Sony chùn bước ở thị trường game di động. |
Giờ đây, nếu không nhanh chân, Sony sẽ bị các đối thủ yếu hơn qua mặt ở một thị trường béo bở với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD. Trong đó, Nintendo đã bước chân vào thị trường từ năm 2016 với Super Mario Run, nhưng thành công rực rỡ nhờ Fire Emblem Heroes.
4 năm với danh mục 6 game cho iOS và Android, Nintendo đã thu về 1,3 tỷ USD, theo thống kê của Sensor Tower. Trong khi đó, Sony vẫn chưa có tựa game mobile đầu tiên nào dù đây là thời điểm vàng của thị trường này.
Nhìn lại bản thân, Sony có đầy đủ lý do để dấn thân sâu hơn vào mảng game mobile. Fate/Grand Order ra mắt năm 2015 đến nay đã có doanh thu hơn 4 tỷ USD trên toàn cầu. Trò chơi này được phát hành bởi Aniplex, một công ty con thuộc Sony Music Entertainment và không hề có chuyên môn về phát hành game.
Đáng tiếc, Fate/Grand Order lại là game mobile thuộc thương hiệu Fate/ của nhà phát triển khác. Nghĩa là Sony vẫn chưa thực sự có một game thuộc nhóm phát triển bên thứ nhất nào gia nhập cuộc chơi iOS và Android.
Nếu không nhanh chân, Sony hoàn toàn có thể bị bỏ lại phía sau với thị phần rơi hết vào tay đối thủ. (trong ảnh: bảng xếp hạng game doanh thu cao nhất Nhật Bản từ năm 2016-2020, không có một thương hiệu game nào của Sony) |
Nếu điều đó sớm xảy ra, game thủ đã được tận hưởng God of War Mobile, Uncharted Mobile và một hằng hà sa số các game độc quyền khác của PlayStation, ngay trên chính chiếc điện thoại iPhone.
Nhìn xa hơn, các công ty Mỹ như Activision Blizzard đã sớm thức thời khi đưa những thương hiệu (franchise) tuổi đời cả chục năm sang Trung Quốc để gia công chế biến và cho ra đời các phiên bản mobile miễn phí hút cả triệu người chơi.
Call of Duty Mobile đã nhập cuộc chơi, và sắp tới sẽ có thêm đồng đội Diablo Immortal. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài và nếu Sony chậm chân trong cuộc chơi này, miếng bánh béo bở game mobile sẽ không còn lại gì.
Phương Nguyễn
Năm tài khóa 2011, Sony báo lỗ kỷ lục 5,7 tỷ USD. Năm 2014, một công ty nhận định Sony 78% khả năng phá sản trong vòng 2 năm. Song Sony chứng minh họ không ‘dễ chơi’ như vậy.