Tháng 4 năm 2019,ỉcònduynhấtcôngđấttrồnghànhchamẹnghèokhólòngcứlich bóng đá ý bé Trần Khánh Đơn hơn 2 tuổi liên tục ho và sốt. Sau khi uống thuốc mua ở cơ sở y tế địa phương, triệu chứng có giảm nhẹ nhưng đứa trẻ than đau nhức tay chân. Gia đình chỉ nghĩ rằng trẻ con hiếu động nên ngã đau.
Vài ngày sau, thấy dấu hiệu bệnh của con không thuyên giảm, gia đình đưa con lên Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bạc Liêu khám. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ con bị nhiễm trùng máu, chuyển tuyến cho con lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Hơn 20 ngày nằm theo dõi, làm các xét nghiệm, phát hiện con bị ung thư, chuyển qua Bệnh viện Ung bướu điều trị.
Khánh Đơn phải nằm dưới gầm giường do phòng bệnh quá tải. Gương mặt con buồn bã ở tuổi lên 3. |
Khánh Đơn mới 3 tuổi nhưng đã làm anh 2 năm nay. Cuộc sống miền quê nghèo, chỉ trồng rẫy và làm mướn, vốn đã khốn khó, nay, cha mẹ con sinh 2 đứa trẻ sát nhau, các con cũng bị thiệt thòi hơn so với những đứa trẻ cùng lứa khác. Dù vậy, khi con bị bệnh, cha mẹ con vẫn gắng hết sức để lo chạy chữa.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, anh Trần Văn Thoại, người Khmer, chẳng thể nhớ nổi con đã phải truyền bao nhiêu đợt thuốc, cũng chẳng tính được chi phí điều trị bao nhiêu. Anh chỉ nhớ từ ngày nhập viện Ung bướu, tháng nào gia đình anh cũng bắt xe từ quê lên để vô thuốc cho con. Từ lần đầu tiên, hóa chất khiến con bắt đầu rụng, đến nay, vợ chồng anh cũng đã quen với hình ảnh “thằng con trọc đầu”.
Dù ở viện hay ở nhà, cứ những hôm trời chuyển lạnh là con khó ngủ. Cả đêm cứ nằm lăn qua lăn lại. Có lúc bật khóc nức nở vì đau nhức.
“Ở dưới quê, chúng tôi chưa nghe ai bị ung thư ngoài con nhà mình. Nhìn con nhỏ dại mà phải chịu đau đớn, xót xa lắm”, anh Thoại chia sẻ.
Chị Trinh đang trò chuyện để con bớt lo sợ trong đợt trở lại bệnh viện. |
Ấp nơi gia đình anh sinh sống bao gồm 3 tộc người: Kinh, Khmer và Hoa. Vợ chồng anh đều là đồng bào thiểu số, anh người Khmer, còn vợ anh người Hoa. Cũng nhờ đi làm mướn cùng người Kinh nên anh biết được nhiều tiếng Việt hơn vợ.
Người dân quê anh chủ yếu làm rẫy, trồng hoa màu và đi làm mướn. Từ ngày kết hôn, vợ chồng anh vẫn ở nhờ nhà cha mẹ. Ông bà chia cho vợ chồng anh 1 công đất rẫy để trồng trọt. Các loại rau củ, hành hẹ… loại nào dễ trồng và dễ bán thì anh chọn. Cứ khoảng 1,5 đến 2 tháng sẽ có một đợt thu hoạch. Tuy nhiên, bán cho thương lái, giá rẻ, thu nhập thấp. Có đợt được 1 triệu, đợt nào cao giá thì bán được 2 triệu. Thu nhập từ đó thường không đủ ăn, thậm chí nhiều khi đến đợt thu hoạch nhưng không bán được, anh đành phải nhổ bỏ.
Trước khi Khánh Đơn bị bệnh, vợ chồng anh còn đi làm mướn, ai thuê gì làm nấy. Nhưng ở quê anh chẳng thể kiếm ra nhiều việc làm. Mỗi tháng, ngoài việc của gia đình, anh chỉ làm mướn được khoảng 5-7 ngày. Thu nhập khoảng 1 – 1,5 triệu đồng.
Hai bên nội ngoại đều khó khăn. Nhà nội có ít đất rẫy trồng trọt thì đông con. Nhà ngoại ít con lại chẳng có đất. Khi con trai bất ngờ đổ bệnh, vợ chồng anh chẳng thể dựa vào ai. Chạy vạy, vay mượn khắp các anh em, họ hàng, ai có lòng thì cho con một vài trăm, ai giúp đỡ thì cho mượn vài ba triệu.
Bệnh của con là ung thư máu thể nặng, điều trị tốn kém. Có toa thuốc gia đình anh phải trả tới 20 triệu đồng, sau khi đã trừ bảo hiểm, ngoài ra, trung bình các toa thuốc của con cũng dao động khoảng 8 - 13 triệu đồng. Chứng kiến sự quyết tâm và tận tình chữa trị cho con, các bác sĩ, y tá, điều dưỡng cũng đã hết lòng giúp đỡ. Tuy nhiên, chi phí điều trị quá lớn, kéo dài khiến gia đình lâm vào khốn đốn.
“Bác sĩ nói rồi, nếu con hợp thuốc thì có thể kéo dài thêm thời gian, gia đình tôi sẽ gắng hết sức để theo con. Nhìn con đang còn cười nói vui vẻ, còn chạy lại ôm mình được, đâu có lý nào lại từ bỏ con”, anh Thoại tâm sự.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Bố mất từ năm 2 tuổi, bé Nguyễn Quang Tuyên chưa hết thiệt thòi khi phải đối mặt với căn bệnh ung thư hạch ác tính vào thời điểm gia đình khó khăn nhất.