Bộ TT&TT,ượngngườidùngcácứngdụngchuyểnđổisốViệtNamtiếptụctălich thi dau cua inter miami cơ quan thường trực Ủy ban chuyển đổi sốquốc gia vừa tiếp tục có báo cáo chuyên đề về đo lường hoạt động của người dân trên các nền tảng số. Số liệu thống kê được tổng hợp từ các hệ thống đo lường khách quan, tự động của Bộ nhằm phản ánh xu hướng, mức độ sử dụng của người dân với các nền tảng số tại Việt Nam trong tháng 9 vừa qua.
Theo kết quả ước tính sơ bộ tháng 9/2022, Việt Nam có tổng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động là 265 triệu, xếp thứ 10 toàn cầu về quốc gia có số lượng lượt tải ứng dụng nhiều nhất; xếp sau Ấn Độ, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Nga, Mexico, Pakistan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tỷ trọng về số lượng lượt tải mới tập trung nhiều nhất ở nhóm lĩnh vực trò chơi điện tử gồm giải trí/hành động, trí tuệ/câu đố, phiêu lưu mạo hiểm…. Hai nhóm ngành, lĩnh vực cũng có sự tăng trưởng về số lượng lượt tải mới so với quý trước là Giáo dục (0,66%) và Đồ ăn, uống (3,78%).
Ghi nhận từ các hệ thống cho thấy, tháng 9/2022, mặc dù tổng thời lượng sử dụng các ứng dụng, nền tảng số trên thiết bị di động giảm khoảng 7% so với tháng trước; song thời lượng dành cho các ứng dụng, nền tảng Việt Nam lại đang tăng ở mức 5%, từ 9,13 giờ/thuê bao/tháng lên mức 9,56 giờ/thuê bao/tháng (tăng khoảng 40 phút/thuê bao). Nhờ vậy, tỷ trọng về tổng thời lượng người dùng dành cho các ứng dụng, nền tảng số Việt Nam so với tổng thời lượng chung của thị trường là 14,13%, tăng nhẹ so với tháng 8/2022.
Cùng với đó, số lượng lượt tải mới các ứng dụng, nền tảng số Việt Nam tiếp tục tăng, đạt mức cao nhất từ đầu năm 2022 đến nay. Cụ thể, trong tháng 9/2022, số lượng lượt tải mới từ 2 kho ứng dụng lớn hiện nay là Google Play và Apple Store cũng giảm nhẹ khoảng 2% so với tháng trước. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là số lượt tải ứng dụng, nền tảng số do các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước phát triển ghi nhận sự tăng mạnh, tăng 34% so với tháng 8/2022.
Trong số top 50 ứng dụng do cơ quan nhà nước đặt hàng phát triển và vận hành, ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID là ứng dụng duy nhất có số lượng tăng trưởng lượt tải mới trên thiết bị di động cao nhất (xếp thứ 28 về sự gia tăng số lượng lượt tải mới) với hơn 320.000 lượt tải mới trên thiết bị di động so với tháng trước.
Số lượng người dùng thường xuyên các ứng dụng Việt Nam trong tháng 9/2022 cũng tăng so với tháng trước. Ước tính sơ bộ tỷ trọng người dùng thường xuyên các ứng dụng Việt Nam so với ứng dụng nước ngoài có sự gia tăng nhẹ từ mức 19,22% trong tháng 8/2022 lên 22,66%.
Trong top 50 ứng dụng có số lượng người dùng nhiều nhất tháng 9/2022, Facebook với hơn 75,6 triệu người dùng đang hoạt động nắm giữ vị trí số 1, tiếp theo là Zalo với hơn 74,1 triệu người dùng đang hoạt động; YouTube xếp ở vị trí thứ 3 với 7,1 triệu người dùng đang hoạt động. Ngoài Zalo, một số ứng dụng Việt cũng được xếp thứ hạng cao là Zing MP3, Ví MoMo, Báo Mới, Vietcombank, BIDV Smart Banking…
Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra tầm nhìn phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn. Các chiến lược về chuyển đổi số đã ban hành cũng đều xác định rất rõ việc lấy người dân là trung tâm, hay nói cách khác xây dựng một tương lai kỹ thuật số để phục vụ con người, mở ra cơ hội khai phá giá trị mới, giảm bất bình đẳng. Sự gia nhập của người dân vào một thế giới số đóng vai trò quyết định đến sự thành công này.
Để tăng cường, thúc đẩy các hoạt động của người dân trên môi trường mạng, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi dữ liệu và mở dữ liệu; sớm hoàn thành và đưa vào vận hành những nền tảng số quốc gia.
Đồng thời, ưu tiên thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, các dịch vụ số và hạ tầng chuyển phát, logistics tại nông thôn; đảm bảo tỷ lệ chi thường xuyên bằng nguồn vốn ngân sách cho việc thuê dịch vụ nền tảng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của các ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
Vân Anh