Rời thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar,ẹrơinướcmắtnhặtđồthừanuôiconmùsoi kèo bochum Đắk Lắk), chị Đinh Thị Hồng Hoàng (SN 1986) vào TP.HCM đem theo nhiều hy vọng. Không có trình độ, không tay nghề, chị chọn bán bánh mì mưu sinh dọc vỉa hè suốt 5 năm nay.
Khi dịch Covid-19 chưa ập đến, vợ chồng chị vẫn có thể trang trải được cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Đồng lương công nhân ít ỏi của chồng cùng thu nhập từ xe bánh mì rong cũng đủ xoay sở bữa cơm qua ngày. Con lớn 4 tuổi, con nhỏ 20 tháng có rau ăn rau, có cháo ăn cháo nhưng chưa lúc nào phải nhịn đói.
Nhà trọ xập xệ quây bằng tôn nơi mẹ con chị Hồng Hoàng trú ngụ nằm ngay vòng xoay Liên Phường, tổ 9, khu phố 2, đường Liên Phường, quận 9 (TP.HCM) |
Tài sản quý giá là chiếc quạt máy chạy cành cạch, không đủ xua cơn nóng |
Một con virus nhỏ bé xuất hiện, bỗng chốc cả thành phố lớn sầm uất “lâm bệnh nặng”. Mọi hàng quán lớn nhỏ đều đóng cửa, dừng hoạt động. Xe bánh mì của chị Hồng Hoàng cũng không ngoại lệ. Suốt 4 tháng thất nghiệp, điều khiến chị lo lắng là hai đứa con phải chịu đói, không có gì ăn uống.
Từ đầu đợt giãn cách, chị Hoàng được phường hỗ trợ một lần, gồm 200 ngàn đồng và gạo, mắm muối. Ngoài ra chị cũng nhận gói hỗ trợ 1.5 triệu đồng. Nhưng số tiền và chút lương thực ít ỏi không đủ dùng trong 4 tháng, mẹ con chị bắt đầu lâm vào cảnh túng quẫn.
“Chồng em làm công nhân, 2 tháng nay phải ở tại chỗ. Anh gửi tiền về thì trả thuê trọ, điện nước,.. là hết sạch. Mình em thế nào cũng được, nhưng hai đứa nhỏ đói lắm”, chị kể. Tiếp tục tìm lên phường nhờ hỗ trợ, chị cũng không nhận được gì thêm.
Hai đứa nhỏ sống trong điều kiện thiếu thốn |
Để cầm cự, cứ 2-3 ngày, chị lại tìm đến chỗ bán rau, thịt gần đó, hỏi xin đồ bỏ đi, đem về chọn ra những thứ lành lặn còn sót lại nấu cho các con. Bởi ăn đồ cũ hỏng, con nhỏ của chị đã đau bụng, đi ngoài 3 lần.
“Thương con, có lần em đánh liều ra ngoài mua chút rau xanh, nhưng vừa mua được thì bị cán bộ phường hỏi giấy đi đường. May họ hiểu hoàn cảnh, thương tình không phạt”, người phụ nữ khốn khổ nức nở.
Trong phòng trọ lụp xụp quây bằng tôn, hai đứa trẻ háo hức với những món đồ chơi mới được cho. Nồi thịt mới nấu có mùi hôi, chúng lắc đầu quầy quậy, nhưng chị buộc lòng dỗ ngọt để con ăn, nếu không, mẹ con chị phải đối mặt với những cơn đói cồn cào.
Trước tình cảnh bế tắc, chị Hoàng đã gọi đến Báo VietNamNet tha thiết nhờ hỗ trợ lương thực, thực phẩm. Chị nhắc đi nhắc lại: "Em chỉ cần xin đồ ăn cho con thôi, còn em tự lo được. Dịch khó khăn về mọi mặt, ai giúp được gì em cũng đều trân quý".
Nồi cháo nấu với thịt ế, rau dền dại vặt gần nhà trọ của 3 mẹ con |
Gia đình chị Hồng Hoàng chỉ là một trong số rất ít những hoàn cảnh éo le chịu tác động nặng nề của đại dịch. Những người lao động nghèo tìm đến thành phố lớn nuôi hy vọng, nhưng dịch bệnh khiến nơi đây trở thành ác mộng không lối thoát.
Với mong muốn được hỗ trợ người dân kịp thời trong lúc chờ gói an sinh của Nhà nước, Báo VietNamNet phát động chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.
Thu Hiền
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.