Du lịch luôn gắn với shopping. Tôi nghiệm ra thế. Có những chuyến tôi thấy phiền vì bị cuốn vào shopping mà lỡ cả kế hoạch đến với các danh thắng mình từng mơ đặt chân tới. Nhưng có những chuyến,ềmvuiđichợTrungĐôkết quả bóng đá u21 châu âu nhờ shopping mà tôi hiểu thêm về phong tục, tập quán của người dân ở các vùng đất xa lạ.
Nếu đến Paris, bạn bè tôi thường đổ xô vào La Fayette, đến Dubai thì nhào vô Dubai mall, Mall of Emirates... Nhưng đã đến với các nước Ả Rập, khu vực Trung Đông thì nơi hấp dẫn chúng tôi là Souk những khu chợ trời, chợ đường phố.
Chợ Souk Al Sokar Amman - Jordan
Hôm đến Amman - thủ đô Jordan, sau khi tham quan khu The Citadel, ông Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên Du lịch Jordan dẫn chúng tôi vào khu chợ Souk Al Sokar trên đường Rashid Al Madfa, cạnh ngay nhà thờ Hồi giáo Al Husaini.
Ông Hussan Abdulla, Chủ tịch Hiêp hội hướng dẫn viên du lịch Jordan đưa đoàn chúng tôi đi thăm chợ Amman. |
Suốt ngày đi trên sa mạc, đâu đâu cũng chỉ thấy cát vàng, đá trắng... Vào đến chợ, khu vực rau quả xanh tươi làm chúng tôi thấy tỉnh người ra. Nhưng là người từ xa đến, chúng tôi chỉ quan tâm đến các thứ có thể mang về làm quà. Đặc biệt là các bà, các chị rất quan tâm đến các sản phẩm chiết xuất từ dầu ô liu, sữa lạc đà, muối từ Biển Chết, bùn,... giúp nuôi dưỡng, làm mềm chăm sóc làn da.
Các gian hàng toàn đàn ông bán. |
Nữ nghệ sỹ điện ảnh Đức Lưu phát hiện ra hạt óc chó ở đây rất chuẩn và giá rẻ. Chị mua luôn 2kg và "đúng là mua sắm là bệnh hay lây", dù không biết hạt óc chó hay dở thế nào, tôi cũng mua theo chị. Người cân đong, chọn hàng, tính tiền, bao gói cho tôi là một người đàn ông.
Sang đến các quầy khác, từ hương liệu đến khăn áo, vòng xuyến bạc vàng, kể cả những quầy son phấn, phụ kiện chỉ dành cho nữ nhưng cũng đều do các ông đứng bán.
Gian hàng quần áo thời trang cũng chỉ có đàn ông. |
Mua bán ở Jordan đều dùng Dinar. 1 dinar gần 1,4 USD, cao hơn cả euro lẫn bảng Anh nên tính ra, các mặt hàng khá đắt. Mặt khác, tâm lý du khách là trên hành trình còn đi qua một số nước nên cũng chưa dốc hầu bao mua sắm mà chủ yếu là đi “xem chợ”. Xung quanh chợ này còn có khu sách và đồ thờ gần nhà thờ Hồi giáo cũng khá hấp dẫn.
Đến Chợ đường phố Jerusalem, hiểu thêm về Kosher - bí quyết ăn uống của người Do Thái
Lúc đầu nghe đi chợ Suck, chúng tôi cứ nghĩ Suck là tên riêng của chợ. Không ngờ đến Jerusalem, khi hỏi chợ người ta cũng chỉ đến Shuck Mâhanne Yehuda gần thành cổ. Chợ này ngày trước bày bán trên đường phố, bây giờ thì đã xây dựng thành các quầy hàng. Có tới 250 quầy.
Đến Jerusalem, chúng tôi đi chợ đêm Noel và tim hiểu món ăn Kosher của người Do Thái. |
Chúng tôi cũng đi một vòng từ các mặt hàng tươi sống, rau củ quả đến hương liệu, hoa quả khô, mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng của Israel và sản phẩm từ Ấn Độ, Srilanka, các nước Ả Rập, Ai Cập. Nhiều chị trong đoàn rất thích tinh dầu, hương liệu và trà hoa. Chị Kelly Nguyễn thích thú khi mua được những túi trà hoa với hương vị khá đặc biệt của Israel về làm quà cho bạn bè.
Trà các loại hoa chị Kelly Huong mua làm quà cho bạn. |
Riêng nhóm chúng tôi lại muốn tìm hiểu những món ngon được bày bán tại các quầy ẩm thực. Những cái tên quen ít lạ nhiều như: falafel, shawarma, kibbeh, kebab, shashlik, kanafeh, baklava, halva, zalabiya.... Kebab thì bây giờ ở ta cũng có. Còn các tên là lạ thì chúng tôi cũng phải tìm hiểu mãi mới được biết.
Falafel là món khai vị có vị thơm của đậu, rau mùi và vị béo của sốt sữa chua. Shawarma là món ăn được làm bằng thịt gà hoặc cừu nướng thái mỏng, cuốn trong vỏ bánh mì dẹt, ăn kèm dưa chuột, hành tây, cà chua, bắp cải và nước xốt. Baklava là món bánh tráng miệng truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ. Kibbeh là bột mì nghiền rồi rang lên trộn thịt, có thể rán, nấu trong súp, nướng bánh. Halva là một loại kẹo...
Và có lẽ cũng nên lưu ý, trong các hàng quán thì có hàng quán đề “Kosher”. Kosher là một luật pháp về ăn uống của người Do Thái. Luật quy định rất chặt chẽ từ nguyên liệu đến chế biến, kể cả người làm bếp. Chính vì vậy nên các quán ăn được dán biển “Kosher” thì giá thường đắt hơn quán thường đến 20 - 30%.
Luật Kosher quy định: chỉ ăn những con vật có móng chẻ, ăn cỏ và nhai lại thức ăn như bò, dê, cừu. Các con vật không ăn được là lợn, ngựa và lạc đà. Lợn tuy có móng chẻ nhưng không nhai lại, còn ngựa, lạc đà tuy ăn cỏ nhưng không có móng chẻ.
Được ăn các loài động vật có cánh như gà, vịt, ngỗng, bồ câu…, nhưng không ăn các loài chim ăn thịt như diều hâu, chim ưng, đại bàng...
Ăn các loài cá có vây và vẩy như cá hồi, cá ngừ, cá trích… Không ăn các con cá không vảy như lươn, cá trê, tôm, tép, nghêu sò, ốc hến, các loài bò sát, côn trùng.
Ăn các thức ăn trung tính như trái cây, nước trái cây, ngũ cốc, trứng gà vịt, mật ong, rượu vang, chè, café.
Luật quy định, đồ chế biến kể cả chậu rửa bát thịt cá và sữa phải dùng riêng. Ăn thịt xong ít nhất một giờ sau mới được uống sữa, uống sữa xong phải đợi nửa tiếng sau mới được ăn thịt... Các loại cam, quýt dưới 3 năm chưa được ăn...
Có thể nói luật ăn, cách ăn hết sức phức tạp. Nhưng người ta nghiên cứu thấy rằng các quy định ấy hết sức khoa học. Ngày nay, đã có trên 100.000 sản phẩm được công nhận hợp chuẩn Kosher.
Tất cả các quầy hàng trong chợ Jerusalem vẫn chỉ thấy có đàn ông đứng bán. Tôi để ý tìm mãi khi đến một quầy ăn nhanh kiểu Châu Âu như McDonald mới thấy có mấy cô giao hàng.
Thăm khu chợ 700 năm tuổi ở Cairo
Ai đã từng qua Thổ Nhĩ Kỳ đều nghe tên khu chợ Ai Cập nổi tiếng ở Istambul. Nghe nói mấy trăm năm trước, khu chợ này được xây nên bằng tiền đánh thuế hàng hóa từ Ai Cập đưa sang nên người ta quen gọi là Chợ Ai Cập. Còn bây giờ, sau khi đi thăm các kim tự tháp gần xa ở Ai Cập, chúng tôi hẹn gặp nhau ở khu chợ to nhất thủ đô Cairo. Đó là chợ Khan-El-Khalili Bazzar.
Có thể nói, đây là ngôi chợ cổ lớn nhất Ai Cập và cũng là chợ lớn hàng đầu vùng Ả Rập. Chợ được vua Khan El Khalili cho xây dựng từ năm 1382, ban đầu chỉ là một nhà kho lớn nhưng dần phát triển thành khu chợ bao gồm nhiều dãy phố san sát các cửa hàng và nổi tiếng với những món đồ cổ rất có giá trị.
Những quầy hàng thủ công mỹ nghệ thu hút khách hàng. |
Đi quanh một vòng qua các ngóc ngách, tôi có cảm giác như đi giữa “Hà Nội 36 phố phường”, có nhiều con phố tập trung một loại cửa hàng như hàng đồng, hàng sắt, hàng bạc, hàng thêu ren… Nhiều cửa hàng còn sản xuất, sửa chữa ngay tại chỗ. Đấy lại là một điểm thu hút khách du lịch.
Trong khi chúng tôi say mê sà vào quầy hàng bán tranh vẽ bằng giấy thủy trúc rất đặc biệt của Ai Cập, thì mấy ông bạn vào ngồi trong quán giải khát nghe nhạc và hút Shisa. Shisa nghe đâu cũng là chất gây nghiện, nhưng ở các nước Trung Đông họ bán tự do ngay trên đường.
Trong chợ nhiều quầy có dụng cụ hút shisa. |
Giá tranh cùng loại, cùng kích thước ở chợ rẻ hơn nhiều tranh trong công ty. Giá tranh trong “công ty” hàng trăm USD thì ở chợ chỉ có mấy chục USD. Giá cả ở chợ này khá rẻ. Tôi nhớ hôm ở Jerusalem mua một hộp 1kg chà là loại tốt tính ra đến vài chục USD, nhưng ở chợ này chỉ 5-7 USD là có chà là loại khá. Các quầy hàng cũng có niêm yết giá, nhưng người mua có thể trả tới mức một phần ba, một phần tư trở lên...
Cũng như ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi vào chợ Ai Cập, chợ vòm Grand Bazaar, rồi ở Amman Jordan hoàn toàn không hề thấy bóng dáng phụ nữ bán hàng. Vào đến chợ Cairo cũng chỉ thấy đàn ông đứng bán và tha hồ mặc cả.
Trẻ em trong chợ rất thân thiện với khách hàng Việt Nam. Chắc không lâu nữa, những em trai này sẽ trở thành chủ nhân các quầy hàng nơi đây. |
Bộ mặt phong phú và các mặt hàng khá đặc trưng cho địa phương đã làm say đắm du khách. Bởi vậy, hầu như không thấy ai tìm đến bất kỳ một siêu thị hoành tráng nào khi đi du lịch Trung Đông.
Dưới bàn tay điêu luyện và tỉ mỉ, các nghệ nhân ở Sài Gòn đã sáng tạo những linh vật ngộ nghĩnh, dễ thương của đường hoa Tết 2018…