Khi Phát tròn một tuổi,àngoạirửabátthuêxingiúpcháusuythậnsuytimvơiđauđớkèo trực tuyến cha mẹ ly hôn. Sau đó cha và mẹ đều có gia đình mới, con lớn lên nhờ bàn tay chăm bẵm của ông bà ngoại. Mỗi lần nhìn các bạn cùng lớp được cha mẹ đi đón, con thường bất giác hướng ánh mắt mong chờ. Lần nào, đứa trẻ cũng thất vọng.
Hơn 6 tuổi, cơ thể Phát sưng phù bất thường, hay mệt mỏi. Bà Huỳnh Thị Phượng đưa cháu ngoại đi khám ở bệnh viện địa phương, nghe bác sĩ nói Phát bị hội chứng thận hư, phải lập tức nhập viện điều trị, bà chới với.
“Hồi đó nhìn cái bụng của bé bự, mặt cũng sưng to, đáng thương lắm cô ạ. Nhưng 2 ông bà già làm nông nuôi đứa cháu nhỏ, tiền dư dả chẳng được bao nhiêu. Cứ đưa cháu chạy đông, chạy tây miết mà không chữa được”, bà Phượng nghẹn lời.
Chạy thận 5 năm, một bên tay của Phát đã chẳng thể lấy ven được nữa. |
Hai bà cháu Phát ngồi chờ đến giờ chạy thận. Bởi vừa bị suy thận, lại thêm suy tim nên con không thể chạy nhảy như các bạn. |
Phát hiện bệnh quá muộn, bác sĩ nói, nếu ghép thận thì quả thận mới cũng chỉ duy trì được khoảng 5 năm. Vậy là gia đình loại bỏ phương pháp ấy. Uống thuốc điều trị hội chứng thận hư, nhưng cơ thể yếu ớt của Phát không đáp ứng. 2 năm sau, bệnh tiến triển nặng thành suy thận.
“Bé phải chạy thận từ tháng 7/2016 đến nay rồi đó cô. Ban đầu chỉ chạy 2 lần một tuần, dần dần tăng lên, đến giờ bé phải chạy 4 lần/1 tuần, lại còn bị suy tim mạn nữa, yếu lắm cô ạ”, bà Phượng giải bày.
Phát năm nay 13 tuổi nhưng vì bệnh thận, con đã phải sống trong hình hài đứa trẻ 6 tuổi suốt 7 năm nay. Cậu bé hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, thật khiến người ta thương xót.
Căn bệnh khiến bé Phát ăn ngủ kém. “Nhiều đêm tôi giật mình tỉnh giấc, thấy bé vẫn đang cặm cụi, mò mẫm một mình. Con không ngủ được, nhưng biết ngoại già yếu, hễ mất ngủ là đầu óc choáng váng, vậy là thức 1 mình”. Đứa trẻ hiểu chuyện như vậy khiến cho bà ngoại đau lòng.
Càng xót xa hơn, trong thời điểm dịch covid chưa thể kiểm soát, bà Phượng phải chật vật lo kinh phí để cho cháu ở lại thành phố tiếp tục chạy thận. Hiện tại, chi phí mỗi tháng của 2 bà cháu khoảng 6-7 triệu đồng.
Bà Phượng tranh thủ những ngày cháu ngoại không chạy thận để đi phụ quán cơm. |
Bà Phượng đỏ mắt thương đứa cháu tội nghiệp |
Hai vợ chồng bà chỉ có mảnh ruộng nho nhỏ, sau này đào đất nuôi tôm nhưng không thành công. Mấy năm nay, người chồng hơn 60 tuổi của bà cũng bị thoái hóa xương cột sống, không thể làm việc nặng. Đất đai bỏ không, mà bán cũng chẳng được là bao. 7 năm đứa trẻ trị bệnh, vợ chồng bà phải vay mượn khắp nơi. Số nợ đã lên tới cả trăm triệu.
“Nội ngoại đều nghèo lắm, nên từ trước đến nay, bé Phát sống được gần như là nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm ở trong bệnh viện. Mỗi lần họ cho 100-200 nghìn đồng, tôi lại dành dụm để trả tiền thuốc thang cho bé và tiền phòng trọ. Năm nay dịch bệnh, nhất là đợt cuối năm, họ không vào được, các bé chạy thận như Phát đều gặp khó.
Tôi xin được công việc phụ cho quán cơm nhỏ gần bệnh viện. Mỗi ngày họ trả cho vài chục ngàn, may ra thì đủ tiền ăn. Thế nhưng công việc cũng bấp bênh vì còn phụ thuộc sức khỏe của bé. Giờ chỉ có thể ráng được đến đâu thì ráng, nhưng tôi sợ bé Phát không đợi được thôi”, bà Phượng buồn bã nói.
Đôi môi Phát nứt nẻ, chảy máu. Con bảo, chỉ khi nào được chạy thận mới thấy trong người khá hơn, còn những lúc đến sát ngày chạy, ngồi chờ đợi rất mệt mỏi.
Thông qua Báo VietNamNet, bà Phương cầu xin các nhà hảo tâm giúp đỡ để bé Phát có cơ hội được điều trị đúng liệu trình. Bà sợ rằng thời gian của cháu mình không còn nhiều, chẳng nỡ để con phải chịu đau đớn thêm nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: