Hàng loạt vụ lừa đảo được ngăn chặn
Nhờ kỹ năng nghề nghiệp,ânhàngHàTĩnhvạchmặtnhữngchiêutròlừađảotrựctuyếtrận newcastle hôm nay thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã ngăn chặn thành công nhiều vụ lừa đảo, giúp khách hàng bảo toàn tài sản.
Mới đây nhất, chiều 11/8/2023, bà Nguyễn Thị D. (Thạch Hà) đến Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh chuyển 250 triệu đồng vào tài khoản 76110000758254 mang tên Võ Thị Kim Thanh, mở tại BIDV Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giao dịch viên Lê Nhật Tâm và hướng dẫn viên Võ Thị Minh thấy bà D. thường xuyên ra ngoài nghe điện thoại với tâm lý hoảng loạn nên đã chủ động trò chuyện. Tìm hiểu được biết, bà D. nhận cuộc gọi từ số +84325951756, dọa dẫm bà có liên quan vụ án buôn bán ma tuý xuyên quốc gia và yêu cầu lập tức chuyển tiền vào tài khoản trên.
Xác định đây là vụ lừa đảo, các nhân viên ngân hàng trấn an, thông tin cho bà D. các vụ lừa đảo tương tự. Đồng thời, liên hệ Công an phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) đến hỗ trợ, giúp bà hiểu vấn đề và không chuyển tiền.
Trước đó, bà Hoàng Thị Tam (xã Tân Dân, Đức Thọ) cũng đã rơi vào “bẫy” của kẻ xấu và may mắn được Phòng giao dịch Đức Lạc thuộc Agribank Chi nhánh huyện Đức Thọ ngăn chặn kịp thời.
Cụ thể, chiều 28/7/2023, bà Tam đến rút 600 triệu đồng để chuyển cho con trai ở Hà Nội. Qua trao đổi với bà Tam, giao dịch viên Lê Thị Nga nhận thấy dấu hiệu lừa đảo nên đã ngừng giao dịch và báo Công an huyện phối hợp hỗ trợ...
Từ đầu năm lại nay, Agribank Đức Thọ (thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh) đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ lừa đảo. Giao dịch viên Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Agribank Đức Thọ) chia sẻ: “Có thời điểm, 2 tháng liên tiếp tôi ngăn chặn 2 vụ lừa đảo, giúp khách hàng bảo toàn số tiền lớn. Khách hàng Agribank chủ yếu ở nông thôn, thường rơi vào "tầm ngắm” của kẻ xấu nên quá trình giao dịch được chúng tôi đặc biệt quan tâm.
Đối với những khách hàng yêu cầu chuyển số tiền lớn, giao dịch viên thường chú ý biểu hiện bất thường của họ để trao đổi, tâm sự. Với khách hàng yêu cầu rút sổ tiết kiệm dù chưa đến kỳ hạn, chúng tôi tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có lời khuyên kịp thời. Đặc biệt, mỗi giao dịch viên phải nắm chắc các vụ việc, thủ đoạn lừa đảo để khuyến cáo khách hàng tránh “sập bẫy”.
Từ đầu năm lại nay, Vietcombank Hà Tĩnh cũng phát hiện trên 15 vụ việc lừa đảo tại quầy và giao dịch online. Gần đây nhất, tháng 7/2023, một khách hàng ở thành phố Hà Tĩnh đến Vietcombank rút sổ tiết kiệm hơn 200 triệu đồng. Nhờ kỹ năng nghiệp vụ, giao dịch viên ngân hàng đã ngăn chặn ý định chuyển tiền qua mạng để “nhận quà” của người này.
Người dân cần tỉnh táo, tự bảo vệ mình
Theo ông Hoàng Ngọc Minh – Phó Giám đốc Agribank Đức Thọ: Các đối tượng thường “nhắm” vào khách hàng lớn tuổi, ở vùng nông thôn. Nhiều thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, phức tạp như: hack facebook, zalo, tạo nick ảo facebook để mạo danh người nhà, bạn bè hoặc các dịch vụ tặng quà để lừa khách hàng chuyển tiền; giả danh công an hù dọa khách hàng liên quan vụ án ma túy; chỉnh sửa hóa đơn chuyển tiền ngân hàng; mạo danh nhân viên ngân hàng, thuế, nhà mạng gọi điện và đề nghị làm theo yêu cầu... để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Chi nhánh thường xuyên quán triệt tới cán bộ, giao dịch viên các trường hợp lừa đảo, chú trọng trau dồi kỹ năng giao tiếp với khách hàng để kịp thời ngăn chặn các vụ việc đáng tiếc.
Cũng theo ông Minh, để tránh bị lừa đảo, khách hàng cần xác minh thông tin bằng nhiều hình thức như: gọi điện thoại hoặc gọi facetime trao đổi trực tiếp, cụ thể với người yêu cầu chuyển tiền, người nhận tiền; liên hệ bạn bè, người thân hoặc cán bộ ngân hàng để được tư vấn. Cùng đó, khách hàng nên đăng ký dịch vụ biến động số dư để theo dõi biến động và quản lý số dư tài khoản ngân hàng...
Theo ghi nhận, gần đây trên địa bàn tỉnh tái diễn tình trạng lừa đảo là giả mạo tin nhắn SMS Vietcombank với nội dung thông báo: “Ứng dụng VCB Digibank của khách hàng được phát hiện kích hoạt trên một thiết bị lạ” và yêu cầu khách hàng bấm vào đường link giả mạo đi kèm.
Đường link này dẫn đến một trang web giả mạo giao diện đăng nhập của ứng dụng VCB Digibank để lấy thông tin dịch vụ của khách hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà – Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, Vietcombank Hà Tĩnh lưu ý: “Vietcombank không gửi tin nhắn SMS đi kèm các đường link đăng nhập dịch vụ VCB Digibank. Các tin nhắn có đường link đăng nhập dịch vụ đều là giả mạo. Để tránh “sập bẫy” kẻ xấu, quý khách không bấm vào đường link nếu nhận được tin nhắn có nội dung tương tự như trên.
Trường hợp đã bấm vào đường link và tiết lộ thông tin, quý khách hãy khóa dịch vụ VCB Digibank khẩn cấp bằng cách nhắn tin theo cú pháp VCB KHOA DIGIBANK gửi 6167 hoặc gọi điện đến tổng đài 1900545413. Nếu nhận được SMS nghi ngờ giả mạo, thông báo ngay cho Vietcombank qua số hotline 1900545413 hoặc điểm giao dịch, cơ quan công an gần nhất”.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị thường xuyên yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng giao dịch tài chính an toàn; cảnh báo rủi ro giúp khách hàng cảnh giác trước những thủ đoạn tội phạm mới và giao dịch tài chính an toàn.
Khách hàng không tiết lộ thông tin định danh cá nhân (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP) cho bất cứ ai; chỉ đăng nhập qua các thiết bị đáng tin cậy; đăng xuất ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch hoặc khi không sử dụng; không nên sử dụng các thông tin cá nhân cơ bản đặt mật khẩu; đổi mật khẩu khi nghi ngờ bị lộ. Khách hàng sử dụng thẻ cần đổi mã số cá nhân (PIN) ngay sau khi nhận thẻ; không tiết lộ số PIN, số thẻ cho bất kỳ ai...
Theo Thu Phương(Báo Hà Tĩnh)