Nhận định trên được ông Trần Đăng Khoa,ỗicánhânphảinhậnthứcthôngtindữliệucủamìnhlàmộtloạitàisảvdqg phap Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT đưa ra tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng (Vietnam Security Summit) được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 2/6.
Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ TT&TT, UBND TP.HCM; Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và Tập đoàn IEC là đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện.
Với chủ đề “An toàn dữ liệu: Bảo vệ tài nguyên số quốc gia”, sự kiện hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực an toàn thông tin, đồng thời đề xuất những chiến lược, giải pháp phòng ngừa và ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn trong không gian mạng hiện nay.
Sự kiện thu hút hơn 800 đại biểu cấp cao phụ trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin đến từ khối Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông, Bán lẻ & Thương mại điện tử, Vận tải – Logistics, Năng lượng, Sản xuất…
Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch TP.HCM kỳ vọng sự kiện sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm, giải quyết vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mà bộ, ngành, địa phương và các thành phố đang rất quan tâm hiện nay. Ông Dương Anh Đức cho biết, TP.HCM đang đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, trong đó việc hình thành các kho dữ liệu dùng chung, việc chia sẻ và khai thác dữ liệu là vấn đề thuộc nhiệm vụ hàng đầu của thành phố. Song song với đó, việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin là cực kỳ quan trọng và thiết yếu. Bên cạnh ban hành các chính sách, thành phố cũng thường xuyên phối hợp với các bên liên quan tổ chức diễn tập thực chiến về an toàn thông tin nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng phát hiện và xử lý sự cố, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức…
Phát biểu khai mạc sự kiện ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT cho biết, hiện nhiều chuyên gia đã có nhận định ví von rằng dữ liệu là một loại tài nguyên nào đó, nhưng dù là cách ví von nào thì đều khẳng định rõ dữ liệu chính là tài nguyên số quốc gia và là nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế số. Trong kỷ nguyên số, mọi doanh nghiệp đều sẽ kinh doanh dữ liệu với lượng dữ liệu được tạo ra trong năm 2023 gấp khoảng 60 lần năm 2010. Dữ liệu số sẽ là mỏ vàng để các quốc gia, tổ chức, các doanh nghiệp khai thác tận dụng để đón đầu xu hướng và vượt lên một cách hợp pháp. Chính vì vậy, bảo vệ an toàn dữ liệu, an toàn thông tin cá nhân chính là bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.
Theo ông Trần Đăng Khoa, thực trạng quốc tế cho thấy tình hình mất an toàn dữ liệu, mất an toàn thông tin cá nhân khá nghiêm trọng. Thực tế đã có những tổ chức, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng số bị lộ lọt thông tin của hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu người dùng. Người dùng cũng thường xuyên bị làm phiền, bị lừa đảo thông qua các hình thức như thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại.
Tại Việt Nam, năm 2023 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là Năm dữ liệu số quốc gia với mục tiêu 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng các cơ sở dữ liệu và mở dữ liệu để kết nối, chia sẻ. Để làm được việc này, vấn đề bảo đảm an toàn thông tin cần được đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc là chỉ thực hiện kết nối chia sẻ khi đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thông tin.
Để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân cũng như của các doanh nghiệp, tổ chức, Bộ TT&TT cũng đưa ra khuyến nghị với ba nguyên tắc: Nguyên tắc đầu tiên là Security First, tức là nếu như một hệ thống không an toàn thì không đưa vào sử dụng; Nguyên tắc thứ hai là Security by default, tức là an toàn an ninh mạng phải được quan tâm ngay từ đầu, từ thiết kế xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin; Nguyên tắc thứ ba là các hệ thống thông tin thử nghiệm mà sử dụng thông tin dữ liệu thật thì cần phải bảo đảm an toàn thông tin như hệ thống thông tin đang vận hành thật để không xảy ra nguy cơ rủi ro mất an toàn thông tin cá nhân, mất an toàn dữ liệu cá nhân.
Trong tháng 6/2023, Bộ TT&TT cũng sẽ triển khai chiến dịch nâng cao nhận thức của toàn xã hội để bảo đảm an toàn thông tin. Bộ TT&TT sẽ huy động toàn thể hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng đồng hành.
Ông Trần Đăng Khoa cho rằng, trách nhiệm về bảo đảm an toàn dữ liệu phải xuất phát từ mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Đối với mỗi cá nhân cần nhận thức được thông tin dữ liệu cá nhân của mình là một loại tài sản, trong một số trường hợp là tài sản quý giá và tài sản đó phải được bảo vệ cẩn thận, tránh chia sẻ dễ dãi các thông tin này cho bên thứ ba không đảm bảo.
Mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình các kỹ năng số để bảo vệ mình trên không gian mạng và không thể cung cấp thông tin tuỳ tiện, đặc biệt là trên các mạng xã hội, trên các nền tảng, trên không gian mạng... Bởi các thông tin cung cấp như vậy nếu không chú trọng vấn đề an toàn thông tin, bảo vệ thông tin, một lúc nào đó nó sẽ chính là con dao hai lưỡi chống lại chính mình.
Lê Mỹ - Nguyễn Huế
Bkav: Hơn 77.000 máy tính tại Việt Nam bị mã hóa dữ liệu tống tiềnHệ thống giám sát virus của Bkav đã ghi nhận từ tháng 12/2022 đến hết tháng 5 năm nay, hơn 77.000 máy tính tại Việt Nam bị mã hóa dữ liệu.