Cô Dương Thuỳ Linh,ĐềthimônNgữVănvàolớpởHàNộinămquathếnàbóng đá tỷ lệ Trưởng bộ môn Ngữ Văn khối THCS của Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp cho hay, đề thi môn Ngữ văn vào 10 trong 3 năm gần đây vẫn giữ ổn định cấu trúc 2 phần bao gồm các câu hỏi đọc hiểu kết hợp viết đoạn văn nghị luận văn học và đoạn văn nghị luận xã hội.
“Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, phạm vi ngữ liệu đã có thay đổi ở phần II so với các đề thi từ năm 2018 trở về trước. Nếu trước đây, cả 2 phần đều sử dụng ngữ liệu văn bản văn học thì đề thi trong 3 năm gần đây đã sử dụng ngữ liệu ngoài văn bản ở phần II. Tuy nhiên, các ngữ liệu này cũng không phải xa lạ với học sinh bởi đều được trích dẫn từ sách giáo khoa. Năm nay, đề thi có lẽ vẫn tiếp tục theo hướng đó, vậy nên các học sinh không nên quá lo lắng. Các em có thể đọc thêm những ngữ liệu được sử dụng trong các bài học tiếng Việt, tập làm văn thuộc sách giáo khoa”, cô Linh nói.
Theo cô Linh, một điểm mới, khá hay và có tính phân loại học sinh cao trong đề thi 3 năm gần đây thuộc câu hỏi viết đoạn nghị luận xã hội.
“Trước đây, đề thi thường gọi tên trực tiếp vấn đề cần nghị luận, nhưng từ năm 2019, vấn đề được lồng ghép trong một ý kiến, đòi hỏi học sinh phải làm rõ mối liên hệ giữa 2 khái niệm xuất hiện trong ý kiến đề bài cho. Học sinh cần thể hiện tư duy lập luận, khả năng phân tích vấn đề và hiểu biết xã hội trong câu viết đoạn nghị luận xã hội này”.
Theo cô Linh, trong những ngày cận kề kỳ thi, các học sinh nên hệ thống các văn bản trong chương trình theo giai đoạn sáng tác, ghi nhớ tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác để không bị mất điểm ở những câu hỏi nhận biết đơn giản. Bên cạnh đó, các em cũng nên hệ thống các tác phẩm theo đề tài để lấy điểm trọn vẹn ở những câu hỏi liên hệ, đồng thời có khả năng so sánh, đối chiếu trong khi làm rõ vấn đề bàn luận ở đoạn nghị luận văn học.
Đối với các câu hỏi đọc hiểu, học sinh nên trả lời vào trọng tâm yêu cầu, chú ý sử dụng những từ khóa, gọi tên “trúng” đặc điểm đối tượng, có kĩ năng giải quyết dạng bài phân tích hiệu quả của các tín hiệu nghệ thuật, lý giải các chi tiết, hình ảnh,…
Đối với đoạn nghị luận văn học, thí sinh sinh chú ý phân tích làm rõ vấn đề theo đặc trưng thể loại (thơ hay truyện). Các em chú ý kĩ năng xác lập hệ thống luận cứ rõ ràng, chọn lọc dẫn chứng kết hợp đánh giá, bình luận. Đối với đoạn nghị luận xã hội, học sinh chú ý bảo đảm các bước nghị luận từ giải thích, bàn luận đến bài học. Các em nên dẫn ra những dẫn chứng thực tiễn có tính thời sự, mang hơi thở thời đại. Chẳng hạn tại thời điểm này, học sinh có thể liên hệ với bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tấm gương người trẻ trong thời đại công nghệ 4.0, trong không khí Seagames 31 vừa qua,…
Một điều cũng rất cần đó là trình bày cẩn thận bài thi, phân bố thời gian hợp lí cho các câu hỏi để đạt kết quả tốt nhất.
Nhận định về hướng ra đề Văn thi vào lớp 10 Hà Nội 3 năm gần đây, cô Hoàng Tuệ Minh, Tổ trưởng Tổ Văn của Trường THCS Giảng Võ cho hay, về đơn vị kiến thức,
phạm vi đề ra được khai thác từ những ngữ liệu trong khuôn khổ chương trình SGK.
Về kiến thức văn học, đề đưa ra các đề tài quen thuộc về các chủ đề thiên nhiên, ca ngợi lãnh tụ, người lính,...
Về kiến thức xã hội, ngữ liệu đọc - hiểu thuộc các phần kiến thức ở phân môn Tập làm văn. Đề tài viết đoạn về gần gũi ( về khả năng con người trước khó khăn, cách ứng xử, tri thức – giá trị con người…)
Cô Minh nhận xét chung, đề thi cơ bản, vừa sức song vẫn đảm bảo có sự phân loại học sinh.
Do dịch bệnh covid kéo dài, việc học và ôn tập gặp nhiều khó khăn (hơn nữa đây là lứa học sinh chịu nhiều ảnh hưởng của các năm có dịch bệnh) vì vậy, theo cô Minh, việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ có tính vừa sức.
Nữ giáo viên cũng dự đoán đề thi năm nay sẽ không có nhiều biến động so với các năm trước và ưu tiên những mảng kiến thức học sinh được học trực tiếp.
“Khả năng các vấn đề xã hội được đưa vào đề thi sẽ gần gũi, phù hợp với hướng tiếp cận và khả năng của hoc sinh như: lối sống đẹp, biết phát huy khả năng bản thân, biết lắng nghe – chia sẻ, biết quản lý cảm xúc, tận dụng thời gian….Hướng ra đề có thể sẽ dựa trên việc đánh giá năng lực học sinh”, cô Minh dự đoán.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm tổ trưởng tổ chấm thi vào THPT, cô Minh lưu ý, ,một số lỗi thí sinh thường mắc khi làm bài thi môn Ngữ văn:
Về quản lý thời gian: Không chủ động phân bố thời gian (thừa – thiếu). Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng làm bài.
Về trình bày: các thí sinh còn gạch xóa, làm thứ tự lộn xộn giữa các phần. Điều này gây khó chấm, thậm chí chấm sót.
Về kiến thức – kỹ năng, các em hay mắc lỗi xử lý đề bài không tốt như đọc đề không kỹ, bỏ sót ý, nhầm ý, lạc đề, sai trọng tâm.
Với kiến thức phần Đọc – hiểu, không ít học sinh thường trả lời chung chung, chưa bám sát dạng bài để trả lời đủ ý.
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học: kiến thức văn học chưa có khả năng tổng hợp – phân tích; kỹ năng viết đoạn nghị luận chưa rõ đặc trưng (diễn xuôi thơ, tóm tắt truyện, không khai thác nghệ thuật); kiến thức tiếng Việt vận dụng trong đoạn còn quên, còn nhầm lẫn; kiến thức kiểu đoạn chưa chắc chắn…
Còn đoạn văn nghị luận xã hội, thì bố cục bài viết chưa mạch lạc, các ý thiếu tính liên kết, kỹ năng đưa dẫn chứng còn yếu (lựa chọn dẫn chúng, phân tích dẫn chứng, chốt ý), bài học đưa ra chưa thiết thực, gần gũi…
Đặc biệt, nhiều em không soát lại bài sau khi làm để có những sửa chữa cần thiết.
Thời gian này, khi chỉ còn 1-2 ngày bước vào kỳ thi, cô Minh lưu ý các học sinh giữ gìn sức khỏe – tâm lý ổn định; ôn tập theo hệ thống (sơ đồ) – theo chuyên đề; note lại những lỗi hay sai – hay quên; xem lại các dạng bài: dạng bài câu hỏi nhỏ, dạng bài viết đoạn,...
Khi vào phòng thi, các em cần căn thời gian để chủ động trong việc làm bài. Cùng đó, cần bình tĩnh đọc kỹ đề, xử lý đề (nên gạch chân vào các từ khóa – từ hỏi).
Bên cạnh đó, cần chú ý trình bày sạch sẽ, rõ ràng, theo thứ tự các phần (tránh làm bài lộn xộn thứ tự) và nên đọc – kiểm tra – sửa chữa trước khi nộp bài.
Thanh Hùng(ghi)