Hoàng Minh Quý (SN 1996,àngtraitiếtlộđặcquyềncủatiếpviênhàngkhôngViệtởnướcngoàkết quả bóng đá giao hữu u19 quê Thanh Hóa) là tiếp viên trưởng của một hãng hàng không Việt Nam, nổi tiếng với kênh Tiktok Người kể chuyện trên mây có hơn 500.000 người theo dõi.
Với cách kể chuyện dí dỏm, hình ảnh thực tế, chàng trai quê Thanh Hóa đã giúp người xem hiểu hơn về công việc của một tiếp viên hàng không cũng như nhiều quy tắc, kinh nghiệm thiết thực khi đi máy bay. Mỗi video của anh thu hút từ vài trăm nghìn tới hơn chục triệu lượt xem.
Minh Quý chia sẻ, công việc tiếp viên hàng không không chỉ giúp anh có thu nhập ổn định, môi trường làm việc văn minh mà còn có nhiều cơ hội "xuất ngoại", khám phá thế giới. Sau 6 năm làm nghề, anh đã đặt chân tới hơn 10 quốc gia, hơn 20 thành phố, trong đó có những nơi trở lại du lịch nhiều lần.
Thăng tiến "thần tốc"
Chia sẻ với VietNamNet, Quý cho biết, năm 2012, khi 16 tuổi, anh lần đầu được đi du lịch bằng máy bay. Quý khi đó không chỉ háo hức với cảm giác bay giữa bầu trời, mà còn nhanh chóng bị thu hút bởi các tiếp viên hàng không ăn mặc chỉn chu, phong thái chuyên nghiệp, nói tiếng Anh "như gió" và gương mặt luôn nở nụ cười.
"Thời điểm đó, thông tin về công việc tiếp viên hàng không hay hình thức tuyển sinh còn ít ỏi, mơ hồ. Khoảng một năm sau, mình chọn thi vào ngành Quản trị lữ hành, Đại học Kinh tế TPHCM. Trong thời gian học đại học, mình đã tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch tham gia thi tuyển tiếp viên hàng không", Quý cho biết.
Có thời điểm, Quý muốn dừng việc học đại học để thi tuyển tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, mẹ anh đã khuyên con bình tĩnh. Mẹ hứa rằng, chỉ cần Quý tốt nghiệp đại học, tương lai sẽ do anh toàn quyền quyết định.
Năm thứ tư đại học, anh tham gia lớp đào tạo thi tuyển tiếp viên hàng không của một cựu tiếp viên hàng không hãng Emirates (hãng hàng không quốc gia Dubai). Sau 2 tháng ròng rã "luyện thi", chuẩn bị kỹ lưỡng năng lực giao tiếp, chứng chỉ tiếng Anh và ngoại hình, Minh Quý đăng ký tham gia ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không của một hãng ở Việt Nam.
Quý phải trải qua 5 vòng, gồm catwalk (trình diễn trên đường băng), năng khiếu, phỏng vấn hội đồng, thi tiếng Anh và khám sức khỏe.
"Ngày mình tốt nghiệp đại học, cũng là ngày mình chính thức trở thành thực tập sinh của hãng hàng không", Quý nhớ lại.
Quý nhận được sự ủng hộ lớn từ gia đình. Chị gái cho anh 30 triệu đồng để mổ mắt, còn mẹ tài trợ tiền học phí 60 triệu đồng. Sau này, khi có những tháng lương đầu tiên, anh đã trả hết cho người thân, dù họ không cần lấy lại.
"Được trở thành thực tập sinh là bước đầu thuận lợi của mình. Tuy nhiên, 3 tháng huấn luyện thực sự là thử thách lớn. Nếu mình nản chí, dù chỉ một ngày, mọi công sức trước đó và niềm tin của gia đình sẽ đổ sông đổ bể", chàng trai chia sẻ.
Suốt 2,5 tháng anh phải hoàn thành hơn 10 môn học về tác phong, ngoại hình, dịch vụ khách hàng, an toàn bay, kỹ năng sơ cứu... và tuyệt đối không được rớt môn nào. Khi đủ điều kiện lý thuyết, chàng thực tập sinh mới được thực hành trên chuyến bay thực tế trong 2 tuần còn lại.
Quãng thời gian đó, Quý gần như chỉ ngủ 5 giờ mỗi ngày. Anh giảm tới 8kg. "Dù thiếu ngủ, mệt mỏi nhưng nguyên tắc của tiếp viên hàng không là luôn phải chỉn chu, trau chuốt ngoại hình khi xuất hiện", Quý cho hay.
Sau thời gian huấn luyện, Minh Quý chính thức trở thành tiếp viên hàng không. Năm 24 tuổi, sau 1,5 năm làm việc, chàng trai trở thành tiếp viên trưởng.
"Mình nghĩ mình may mắn trong công việc. Nhưng để có may mắn đó, điều quan trọng nhất với mỗi tiếp viên hàng không là thái độ: Thái độ làm việc, thái độ cư xử với đồng nghiệp, thái độ thực hiện mệnh lệnh từ cấp trên... Mình cũng không ngừng trau dồi bản thân, kiến thức, kỹ năng để trở thành phiên bản tốt nhất", Quý chia sẻ.
Chàng trai cũng tiết lộ, công việc tiếp viên trưởng đi đôi với trách nhiệm cao, song thu nhập cũng tốt hơn.
"Đặc quyền" du lịch của tiếp viên hàng không
Từ khi làm tiếp viên hàng không, Quý hay được bạn bè gắn 'mác' - chàng trai du lịch miễn phí khắp thế giới. Quý thừa nhận, công việc này mang tới những "đặc quyền" thú vị.
Theo Minh Quý, sau mỗi chuyến bay quốc tế, tiếp viên hàng không có thời gian nghỉ tối thiểu 12 tiếng và không có thời gian tối đa vì còn phụ thuộc vào chuyến bay quay trở về sẽ cất cánh khi nào. Đôi khi, anh và đồng nghiệp có 24 tiếng, 48 tiếng, thậm chí 4-5 ngày tại nước ngoài.
Ngay khi rời sân bay, tiếp viên được hãng chuẩn bị xe đưa đón, đặt phòng khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trở lên để nghỉ ngơi thoải mái nhất. Ngoài ra, họ còn được chi trả công tác phí cho thời gian lưu trú tại nước ngoài, khoảng 30 USD/ngày (khoảng 760.000 đồng).
"Dù thời gian có ít hay nhiều, mình cũng thường tận dụng để khám phá văn hóa, phong cảnh nước bạn", Quý cho hay. Tuy nhiên, theo quy định, tiếp viên không được đi quá xa khỏi khách sạn, tối đa 20km. Lịch trình và lộ trình cần được báo cáo cụ thể với tiếp viên trưởng. Bởi trên thực tế, quãng thời gian này vẫn được tính vào thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Quý cũng tiết lộ thêm, một năm, các tiếp viên hàng không của hãng được nghỉ 16 ngày phép, một tháng nghỉ từ 7-10 ngày. Chàng trai Thanh Hóa hay sử dụng thời gian này để bay về thăm gia đình hoặc du lịch cùng bạn bè. "Ngày lễ, Tết, chúng mình hay làm việc và nghỉ vào ngày thường. Du lịch thời điểm này không đông đúc và chi phí lại rẻ hơn", Quý cho biết.
Một vài ưu tiên khác đối với tiếp viên hàng không hay nhân viên các hãng bay: Được check-in ở quầy ưu tiên thay vì xếp hàng chờ đợi, có 20 vé bay miễn phí mỗi năm (không kể bay quốc nội hay quốc tế, vé được sử dụng cho tiếp viên hoặc gia đình của họ), giảm giá thức ăn/đồ uống tại sân bay, qua lối an ninh ưu tiên...
Minh Quý kể, hồi mới vào nghề, khi du lịch nước ngoài, chàng trai cũng gặp nhiều chuyện "dở khóc dở cười". Chuyến xuất ngoại đầu tiên tới Hàn Quốc, anh háo hức vô cùng. Bay nguyên một đêm dài nhưng vừa xuống sân bay, Quý đã "lên đồ" để đi chơi ngay.
"Mình chuẩn bị những bộ đồ "cực cháy", nổi bật nhưng không hề biết thời tiết Hàn Quốc lúc ấy lạnh sâu. Thế là, mình vừa khám phá Hàn Quốc vừa run lập cập, tay chân như đóng băng. Đúng là lúc đi hết mình, lúc về hết hồn. Bài học nhớ đời cho việc du lịch mà thiếu sự tìm hiểu", nam tiếp viên trưởng kể.
Đến nay Quý đã có hàng chục chuyến du lịch Hàn Quốc. Có tháng, anh tới Hàn Quốc công tác 3 lần, tới 3 thành phố khác nhau. Anh thành thục nhiều điểm vui chơi, ăn uống và mua sắm tại xứ sở kim chi.
Lần khác, khi tới Nhật Bản, Quý đi lạc vì không nắm rõ nguyên tắc đi tàu điện ngầm tại quốc gia này. Theo anh, ở Nhật, các biển chỉ dẫn thường không thể hiện bằng tiếng Anh và người dân cũng không giỏi ngôn ngữ này. Anh mất hơn 2 tiếng, hỏi hết người này tới người kia mới lên được chuyến tàu trở về điểm xuất phát.
Trong các quốc gia đã đặt chân tới, chàng tiếp viên hiện 28 tuổi đặc biệt ấn tượng với Ấn Độ - đất nước có nền văn hóa đa dạng, khác biệt. "Điều duy nhất khiến mình gặp khó khăn khi khám phá Ấn Độ là sự khác biệt về ẩm thực. Có dịp, trong 2 ngày ở Ấn Độ, mình chỉ ăn mì tôm mang theo từ Việt Nam", Quý cho hay.
Minh Quý thừa nhận, nếu không quyết tâm trở thành tiếp viên hàng không, anh khó có cơ hội khám phá nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, gặp gỡ nhiều người bạn mới như hiện nay. Chàng trai Thanh Hóa đặt mục tiêu sẽ đến nhiều thành phố hơn nữa để mở mang kiến thức, tăng thêm trải nghiệm cho bản thân.
Một video ngắn Minh Quý chia sẻ về những "đặc quyền" của tiếp viên hàng không.
Cựu tiếp viên người Việt tiết lộ cú sốc trên những chuyến bay khắp 5 châuĐằng sau những hào nhoáng của công việc vốn được coi là 'sang chảnh', các tiếp viên hàng không cũng trải qua nhiều buồn tủi, áp lực mà không phải ai cũng biết.