Sáng ngày 11/10/2022,ộinghịASEANvềGCôngnghệmởnóngtrênbànnghịsựgiải c2 châu âu Hội nghị ASEAN về 5G đã được Bộ TT&TT tổ chức. Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay, các nước ASEAN đang có chiến lược phát triển 5G nhưng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như: an ninh thông tin cho hạ tầng 5G. Để xây dựng lộ trình cho 5G thì môi trường có vai trò quan trọng và các công ty phải áp dụng tiêu chuẩn 5G. Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, các nước ASEAN đang hợp tác để phát triển 5G và Việt Nam là thành viên của tổ chức này cũng xây dựng lộ trình 5G, đây là mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới.
5G đi theo hướng công nghệ nào?
Mở đầu phần chia sẻ về 5G, đại diện đến từ Bộ Nội vụ và Truyền thông của Nhật Bản cho hay, Nhật đã gặp nhiều thách thức khi triển khai 5G ở nông thôn vì mật độ dân cư không cao. Trong khi đó, Chính phủ Nhật muốn xây dựng quốc gia với nhiều thành phố số hóa và kết nối với các nước khác. Vì vậy, xây dựng hạ tầng 5G, mạng cáp quang và trung tâm dữ liệu là chiến lược quan trọng.
“Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã xây dựng 5G để bắt đầu với việc xây dựng hạ tầng tại các địa phương. Mục tiêu đến năm 2023, Nhật Bản sẽ đạt mức độ phủ sóng 5G đến 95% người dùng, năm 2025 đạt 97% và đến năm 2030 đạt 99% vùng phủ 5G. Nhằm đạt được mục tiêu này, năm 2019 Nhật đã phân bổ tần số cho các nhà mạng để phát triển công nghệ 5G. Sau đó, nhà mạng đã phát triển 5G mạnh mẽ. Nhật Bản phải đưa ra đạo luật tần số để thúc đẩy triển khai 5G. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn xây dựng chính sách miễn giảm thuế để thúc đẩy các công ty phát triển 5G”, đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản nói.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho hay, dịch vụ 5G đã được thí điểm đầu tiên cho xe tự vận hành tại sân bay, giúp giải bài toán thiếu nhân công lái xe ở sân bay hay vận hành tự động giám sát container ở cảng biển.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai mạng 5G, đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết, để triển khai 5G, Nhật Bản đã mở cho nhiều chủ thể tham gia. “Chúng tôi bị phụ thuộc vào một vài nhà cung ứng nên gặp thách thức. Vì vậy, phải xây dựng hạ tầng mở cho nhiều chủ thể tham gia, nhưng cần đảm bảo an toàn an ninh. Khi có ít nhà cung ứng tham gia sẽ đẩy giá thiết bị lên cao, nhưng nếu thúc đẩy nhiều nhà cung ứng cạnh tranh và triển khai Open Ran (Kiến trúc mạng thông tin di động cho phép các mạng được tích hợp với nhau sử dụng các phần tử mạng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau) sẽ giảm 30% chi phí đầu tư. Vì vậy, đa dạng nhà cung ứng là để giảm chi phí thúc đẩy cạnh tranh. Nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống, các chủ thể công và tư phải thông tin cho nhau những vấn đề về an ninh mạng và Chính phủ yêu cầu nhà mạng có công cụ an ninh mạng với các điều kiện về tiêu chuẩn và nhà cung ứng”.
Chính phủ Nhật cho rằng thúc đẩy Open Ran sẽ thúc đẩy triển khai 5G tại các nước ASEAN.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Trường Giang, Giám đốc Trung tâm mạng 5G của Viettel cho biết, hiện có 2 xu thế trên thế giới là Open Ran và Core, nhưng Open Ran mang tính chất đột phá với các thiết bị của từng nhà cung cấp có tính tương thích với nhau. Hiện Viettel sử dụng nền tảng phần cứng chung và tham gia vào liên minh Open Ran.
“Tại Việt Nam, Viettel đã thí điểm 5G với thiết bị RAN ở Hà Nội và quý 4 sẽ mở rộng 300 trạm 5G. Với quan hệ đối tác mở, Viettel cam kết cùng đối tác đem lại giải pháp mạng tối ưu và khả thi và phù hợp cho khách hàng”, ông Lê Trường Giang nói.
Cũng tại hội thảo này, Qualcomm đã có bài chia sẻ về xu hướng 5G. Đại diện Qualcomm nhận định rằng, cần xây dựng hệ sinh thái trưởng thành với từ tần số thấp đến tần số cao, chẳng hạn, tần số thấp dùng cho nhà máy thông minh.
Chia sẻ về xu hướng công nghệ, Qualcomm cho hay, thế giới sử dụng nhiều 5G mmWave và đã có 150 thiết bị sẵn sàng cho công nghệ này. 5G mmWave được thương mại hóa tại Anh, Úc và một số nước khác đang thí điểm.
“Nếu chúng ta nhìn vào tương lai thì 5G thực sự là cuộc chơi tạo ra kết quả kinh tế tốt hơn như nhà máy thông minh chẳng hạn. Nhà máy thông minh không chỉ được áp dụng các dây chuyền sản xuất mà cả cho vận hành và giám sát. Camera dựa trên 5G mmWave có thể giám sát mọi hoạt động dù nhỏ nhất. 5G mmWave còn ứng dụng tại các khu công nghiệp, nhà máy, sân vận động, sân bay, kính thực tế ảo... Đây chính là siêu xu hướng trong tương lai”, đại diện Qualcomm nói.
Nhiều dịch vụ 5G đã được đưa ra thị trường
Chia sẻ về việc triển khai 5G. đại diện Viện Công nghệ Truyền thông Hàn Quốc cho hay, năm 2017 Hàn Quốc có chính sách phát triển 5G và năm 2019 đã thương mại hóa 5G. Đến năm 2022, Hàn Quốc đạt 22 triệu thuê bao 5G.
“Tại Hàn Quốc, rất nhiều nhà cung cấp 5G đã đưa ra giải pháp cho nhà máy thông minh, xe tự hành, nội dung cho 5G, số hóa chăm sóc sức khỏe, xây dựng thành phố thông minh… Chẳng hạn LG đã áp dụng 5G vào phục vụ hệ thống cảng biển thông minh để quản lý từ xa các cảng biển. Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch hành động từ năm 2021 để thúc đẩy 5G với việc cấp nhiều tần số khác nhau. Hiện tại Hàn Quốc có 33 dịch vụ 5G khác nhau với 8 nhóm dịch vụ như: giao thông y tế, an ninh quốc phòng, nhận diện chỗ dò gỉ khí ga, kết nối giữa các trạm truyền tải điện…”, đại diện Viện Công nghệ Truyền thông Hàn Quốc cho hay.
Tại sự kiện này, đại diện KDDI của Nhật đã trình bày về 5G trong thế giới thực. KDDI triển khai 5G tại nhiều lĩnh vực và thu hút được 1.000 đối tác tham gia trong hệ sinh thái của mình. Hiện có tới 40% các trường hợp ứng dụng 5G của KDDI liên quan đến nhà máy thông minh, phân tích hình ảnh dựa trên AI, phát thanh truyền hình.
“Chúng ta đang phát triển trong kỷ nguyên 5G là kỷ nguyên truyền thông hỗn hợp. Ví dụ trong trận bóng có thể cho người xem có thể xem nhiều góc khác nhau. KDDI cung cấp cho ABMA là công ty giải trí để xử lý hình ảnh video trên công nghệ 5G. KDDI cung cấp cho Sony để giải nén hình ảnh lên đến 8K và hợp tác đảm bảo hình ảnh truyền dẫn lên đến 8K. Bên cạnh đó, KDDI cũng hợp tác cùng Amazone minh họa cho đào tạo từ xa hay cung cấp 5G cho xe tự hành của DENSO…”,đại diện KDDI nói.
Thái Khang - Ảnh: Lê Anh Dũng