- Hầu hết học sinh Mỹ có tính tự giác,ônglàmđượcbàihọcsinhMỹnộpgiấytrắthứ hạng của giải hạng nhất argentina nếu không làm được bài thì nộp giấy trắng, không quay cóp.
Việc này là do sự nhận thức, động cơ là phải học hành đàng hoàng, nếu không thì khi tốt nghiệp sẽ không có khả năng tìm được việc làm tốt, trong khi phải đầu tư chi phí cao và thời gian cho việc học.
Trong môi trường cạnh tranh, luôn đòi hỏi năng suất lao động tốt và hiệu quả ở mọi vị trí, không cho phép người kém khả năng tồn tại lâu dài dù dưới bất cứ hình thức nào. Người Mỹ rất thực tế, họ không dễ dàng đầu tư công sức, tiền bạc và thời gian cho một giá trị mà họ cho là ảo.
Ông Trần Đức Cảnh: "Không giải quyết đầu ra sẽ mãi mãi luẩn quẩn" |
Ông Trần Đức Cảnh cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về những dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay. Ông Cảnh có 16 năm kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách cho các Chương trình Đào tạo và Phát triển Nguồn Nhân lực tại Bang Massachusetts, và hơn 10 năm làm công tác tư vấn cho đại học Harvard trong công tác tuyển sinh cấp cử nhân.
Ông Cảnh cho hay, theo mô hình học và thi của học sinh THPT của Mỹ, việc tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 90% hay 95% không phải là vấn đề, miễn là chương trình dạy và học đàng hoàng. Đã gọi là THPT thì hầu hết học sinh đều phải có cơ hội đạt căn bản kiến thức ở mức tối thiểu của một học sinh tốt nghiệp THPT.
Theo mô hình này, ở bậc THPT, mỗi học kỳ, học sinh phải học từ 5 – 6 môn, trong 3 năm học phải hoàn tất từ 30 – 36 môn, bao gồm Toán, Lý, Hóa, Văn, các môn cơ bản yêu cầu và môn tự chọn… cách học theo tín chỉ, học xong môn nào thi môn đó.
Một học kỳ, thời gian học sinh học trong lớp khoảng 18 giờ/tuần, thời gian tự học, đọc và nghiên cứu, làm bài rất nhiều. Mỗi một môn có thể thi 3 - 5 lần hoặc hơn trong một học kỳ; với các bài kiểm tra trên lớp, bài tập làm ở nhà, bài luận, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ.
Tuy chương trình học không quá dồn nén hay nặng nề, nhưng buộc người học sẽ phải học, chuẩn bị khá nhiều và liên tục.
Tổ chức hệ thống như vậy chỉ cần học sinh đảm bảo đủ tín chỉ yêu cầu là hoàn thành xong bậc THPT, mà không phải qua kỳ thi tốt nghiệp. Nếu chọn mô hình này, Việt Nam phải tổ chức lại chương trình học của THPT, thậm chí cả bậc THCS và Tiểu học cũng phải cấu trúc lại cho phù hợp và đồng bộ. Điều này có thể khắc phục dần thực trạng ở Việt Nam là suốt thời gian dài học sinh tập trung cho một kỳ thi, xong là quên hết.
Thí sinh dự thi ĐH năm 2013. Ảnh: GDTD |
Theo ông Cảnh, chuyện "đổi mới thi cử nói riêng" và "đổi mới giáo dục" nói chung liên quan đến cách sử dụng đầu ra. Nếu hệ thống sử dụng đầu ra một cách công bằng và hiệu quả, thì tiêu cực trong cách học, cách thi, và nạn bằng cấp sẽ giảm thiểu rất nhiều.
Đây chính là nguyên nhân, đầu mối của tất cả mọi thứ. Nếu khai thông việc sử dụng đầu ra một cách hiệu quả, thì sẽ tác động ngược lại hệ thống giáo dục từ việc học, thi nghiêm chỉnh hơn. Chính cách sử dụng đầu ra sẽ giải quyết vấn đề của mọi vấn đề trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để phát triển đất nước.
"Việt Nam đang luẩn quẩn ở đầu vào, khúc giữa. Và nếu không giải quyết đầu ra một cách minh bạch và hiệu quả thì việc thi, học, bằng cấp sẽ không thoát ra được vòng luẩn quẩn" - ông Cảnh cho biết.
Ông Cảnh đã dành cho VietNamNet buổi trao đổi liên quan tới các vấn đề chuyên môn của thi cử. Độc giả có thể xem toàn bộ nội dung tại đây: "Việt Nam đang luẩn quẩn ở đầu vào, khúc giữa"