Sáng 13/9,ơnngườidânhuyệnmiềnnúimắcbệnhđaumắtđỏc1 đêm nay ông Nguyễn Trường Lâm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hương Khê, cho biết, trong vòng 2 tuần trở lại đây, trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê xuất hiện hơn 5.600 ca bệnh đau mắt đỏ ở 21 xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, có khoảng 3.000 ca bệnh là học sinh và giáo viên. Hiện nay đã có 1.200 ca đã khỏi bệnh.
Trước tình trạng dịch đau mắt đỏ bùng phát diện rộng, Trung tâm Y tế huyện Hương Khê đề nghị trạm y tế các xã, thị trấn, ngành GD&ĐT huyện xuống tận cơ sở thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo yêu cầu chuyên môn của ngành y tế.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và theo dõi việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch của cán bộ, giáo viên và học sinh; lập danh sách các trường hợp nhiễm bệnh để theo dõi, hướng dẫn phụ huynh đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
"Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, chúng tôi đã tuyên truyền người dân, những ai đang mắc bệnh hạn chế tiếp xúc với người khác. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang", ông Lâm nói.
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ thường do nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng (phấn hoa, bụi và lông động vật...). Bệnh dễ lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh, qua các vật trung gian khi sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh.
Con đường lây lan của dịch bệnh 'không thể mở mắt khi ngủ dậy'Đau mắt đỏ là từ để chỉ một bệnh thường gặp là viêm kết mạc cấp, bệnh dễ dàng lây lan thành dịch. Việc điều trị sai có thể gây biến chứng cho mắt.