Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”,ấnđấuhọcsinhtốtnghiệpTHCShọctiếptạicơsởGDnghềnghiệal-nassr vs al-raed mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án.
Việc phân luồng học sinh phổ thông được Thanh Hóa quan tâm. Ảnh minh họa |
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của từng địa phương; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên; khoảng 55% các trường THCS và 60% các trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp (TVHN); đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên; phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%; phấn đấu có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ CĐ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.
Đến năm 2025, phấn đấu 100% các trường THCS và THPT có chương trình hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của từng địa phương; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp...
Kim Anh