Ô nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những vấn đề đáng báo động trên toàn cầu.
Thống kê của WHO cho thấy mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa,ốicảnhcănnhàđượcquothôbiếnquottừrácthảinhựacắtnhỏvđqg malaysia mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng… chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa khác.
Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa. Dự báo trong 20 năm nữa lượng nhựa được sử dụng có thể sẽ tăng gấp đôi.
Đứng trước thực trạng này, nhiều tổ chức trên thế giới đã hướng tới việc tái chế các loại rác thải nhựa nhằm giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường.
Othalo, một công ty khởi nghiệp ở Na Uy, đã hợp tác với UN-Habitat, chương trình của Liên Hợp Quốc về định cư cho con người và phát triển đô thị bền vững, để đưa ra dự án biến rác thải nhựa thành nhà ở bền vững. Dự án này vừa giải quyết vấn đề tái chế rác thải vừa giúp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở của châu Phi.
Othalo chính thức được thành lập vào năm 2019 và nhanh chóng được biết đến rộng rãi khi được cấp bằng sáng chế để sản xuất hàng loạt hệ thống tòa nhà từ chất thải nhựa tái chế. Các tòa nhà này có thể là nhà ở, nơi trú ẩn cho người tị nạn, các đơn vị lưu trữ di động được kiểm soát nhiệt độ cho thực phẩm hoặc thuốc, cũng có thể là trường học hay bệnh viện.
Hơn nữa, tất cả nhà kiểu này đều có giá cả phải chăng, bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn sống hiện đại và tất nhiên chúng đều được làm bằng nhựa tái chế. Một ngôi nhà 60m2 ước tính có thể sử dụng đến 8 tấn nhựa. Với lượng rác thải nhựa trên toàn cầu hiện nay, người ta ước tính có thể xây dựng thành một tỷ căn nhà tái chế.
Theo nghiên cứu của Othalo, ở khu vực cận Sahara châu Phi, nhu cầu về nhà ở giá rẻ hiện là 160 triệu căn và dự kiến sẽ tăng lên 350 triệu căn vào năm 2050. "Chỉ riêng ở vùng cận Sahara châu Phi, nhu cầu về nhà ở giá rẻ là 160 triệu căn", đại diện Othalo cho biết.
Quy trình để tạo nên một căn nhà từ nhựa tái chế của Othalo bắt đầu từ việc cắt nhỏ chất thải nhựa và trộn chúng với các vật liệu khác, bao gồm cả vật liệu không cháy. Từ đó sản xuất ra những nguyên liệu cần thiết để cấu thành ngôi nhà.
Những ngôi nhà tái chế sẽ được thiết kế bởi kiến trúc sư Julien de Smedt. Các thiết kế ban đầu cho thấy các tòa nhà hai tầng hiện đại với ban công và sân thượng có mái che.
De Smedt cho biết, anh đã lấy ý tưởng từ những ngôi nhà hiện đại, đồng thời tích hợp thêm những không gian mở trong nhà - ngoài trời để tạo ra gió tự nhiên và bóng râm.
Dự kiến trong năm 2021, nhà máy đầu tiên sản xuất các thành phần như vách ngăn cho tường, trần và sàn từ nhựa tái chế sẽ được xây dựng tại Kenya. Theo kế hoạch nhà máy có thể sản xuất 2.800 đơn vị nhà/năm.
Sau khi thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm, nhà máy sẽ tiến hành xây dựng những ngôi nhà thử nghiệm đầu tiên vào năm 2022. Dự kiến đặt tại thủ đô Nairobi của Kenya, Yaoundé, thủ đô của Cameroon và Dakar, thủ đô của Senegal.