Phạm Thái Hân là học sinh của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN). Theàiluậnđặcbiệtgiúpnữsinhtrúngtuyểnđạihọctopthếgiớtỷ số inter milano học trường quốc tế từ bậc tiểu học, Hân sớm được hòa mình vào môi trường đa dạng văn hóa, với bạn học đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand…
“Đó là may mắn bởi em luôn được phát triển trong môi trường không có bất kỳ rào cản nào. Mọi cá tính, sở thích hay sự khác biệt đều được tôn trọng”, Hân nói. Em cũng dẫn chứng, nhiều bạn của em có thể viết rap, múa ballet rất chuyên nghiệp hay coding game rất cừ… Những khả năng ấy đều giúp các bạn tỏa sáng trên nhiều sân khấu khác nhau.
Giữa nhiều bản sắc, cá tính khác biệt, Hân cảm thấy “con đường mình muốn đi không còn giới hạn, không cần phải đi theo những hình mẫu từng thấy”.
Nữ sinh có năng khiếu hội họa, ca hát và có thể chơi nhiều môn thể thao khác nhau như bóng đá, bóng rổ. Ngoài ra, Hân còn tham gia nhiều hoạt động cộng đồng và làm vì thấy hứng thú, không vì bất kỳ lý do nào khác.
Theo học chương trình tú tài IB, từ năm lớp 10, Hân bắt đầu nghiêm túc xác định ngành nghề mình muốn theo đuổi khi lên đại học.
Chương trình IB bao gồm 6 nhóm môn học trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Học sinh được lựa chọn ít nhất một môn từ mỗi nhóm, đồng thời được chọn các mức độ theo chuẩn hoặc nâng cao.
Việc lựa chọn môn được khuyến khích dựa trên thế mạnh và ưu tiên cho sự chuẩn bị vào chương trình đại học.
Năm lớp 11, Hân thử sức với môn Hóa hữu cơ và Tâm lý học nâng cao. Tuy nhiên, sau một thời gian, nữ sinh nhận thấy ngành Tâm lý học không mấy phù hợp. Trong khi đó, ở môn Hóa, việc được tham gia thực hành, thí nghiệm thường xuyên trên lab khiến Hân cảm thấy thích thú vì được hiểu sâu tới từng gốc rễ vấn đề.
Để chắc chắn hơn cho lựa chọn ấy, Hân kết nối với một giáo sư tại Viện Hóa học, tham gia nghiên cứu xác định độc tính của nước thải với vai trò hỗ trợ thu thập và phân tích dữ liệu.
Việc được dấn thân vào lĩnh vực hẹp hơn khiến Hân nhận thấy bản thân có mối quan tâm đặc biệt với lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh.
Sau quãng thời gian này, Hân tiếp tục mở rộng các nghiên cứu về xử lý nước thải. Dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Nguyễn Cao Khang, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nghiên cứu “Áp dụng hạt Nano ZnWO4 xử lý nước thải tại Làng lụa Vạn Phúc” của nhóm Hân đoạt giải Bạc trong cuộc thi Nghiên cứu sáng tạo quốc tế ICPC tại Hàn Quốc.
Hân cho biết, theo học chương trình tú tài IB, học sinh không chỉ học kiến thức mà buộc tham gia các hoạt động nghiên cứu hay phục vụ cộng đồng – vốn là một trong những tiêu chí để xét tốt nghiệp.
Là thư ký hội đồng học sinh, nữ sinh này đã lên kế hoạch tổ chức hơn 10 sự kiện lớn nhỏ trong trường, tham gia góp ý, xây dựng và sửa đổi chính sách liên quan đến học sinh.
Yêu thích ngành y, Hân sáng lập câu lạc bộ Sơ cấp cứu ngay trong trường. Đây là nơi tập hợp những học sinh có cùng đam mê, sau đó cùng nhau đến các trại trẻ mô côi, dạy các em nhỏ về kỹ năng sơ cấp cứu.
Ngoài ra, Hân là trưởng ban nghiên cứu của dự án Tủ thuốc nông thôn. Tại dự án này, Hân cùng các thành viên - dưới sự giúp đỡ của các nhân viên y tế, đã tới thăm khám và mang các tủ thuốc miễn phí đến những người dân vùng ngoại ô và các trại trẻ mồ côi tại TP.HCM.
Nữ sinh thường xuyên tham gia với vai trò tình nguyện viên trong các buổi khám bệnh từ thiện của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.
Theo Hân, việc tham gia nhiều hoạt động là cách để nữ sinh nhận biết được bản thân muốn gì và hiểu được tầm quan trọng của công nghệ y sinh cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Mong muốn theo đuổi chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh, Hân đã nộp đơn và trúng tuyển vào Đại học California, Berkeley – ngôi trường xếp top 4 về đào tạo chuyên ngành này tại Mỹ.
Trong bài luận gửi tới Đại học California, Berkeley, Hân đề cập việc em hay so sánh bản thân với người khác, bởi lẽ, môi trường xung quanh có quá nhiều người xuất sắc, năng nổ. Đây cũng là chủ đề được Hân đem tới khi làm diễn giả tại TEDxYouth@AISVN 2021.
“Anh trai em từng là Chủ tịch Hội học sinh tại trường cấp 3, có nhiều thành tích về nghệ thuật. Anh cũng tốt nghiệp tại ngôi trường Đại học California, Los Angeles và chuẩn bị học lên tiến sĩ”.
“Việc luôn so sánh bản thân với người khác đem lại cho em khá nhiều cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên sau đó em nghĩ rằng, bản thân là một cá thể riêng biệt. Do đó, em học cách tự phá bỏ giới hạn bản thân để tìm ra con đường đi riêng”.
Hân cho rằng, một điều quan trọng, bản thân không cần tìm kiếm sự hoàn hảo vì sự hoàn hảo vốn không tồn tại.
“Học cách học là điều giúp em chinh phục và tiếp tục tiến hành các ‘thí nghiệm’ để làm chủ ‘công thức của cuộc đời mình’”, Hân nói.
Ngoài Đại học California, Berkeley, Hân cũng được Đại học Michigan, Ann Arbor và Đại học Rochester mời nhập học, trong đó Đại học Rochester sẵn sàng trao cho em mức học bổng 69.000 USD/ năm.
Nhận được “cái gật đầu” từ các ngôi trường của Mỹ, Hân cho biết, điểm cộng trong hồ sơ của em là sự đa dạng trong các hoạt động, đồng thời cho thấy hành trình tự tạo ra con đường đi riêng và không theo bất kỳ khuôn mẫu nào.
“Để trúng tuyển vào đại học Mỹ, chỉ dựa vào kết quả học tập xuất sắc thôi là chưa đủ, bởi hầu hết các ứng viên nộp hồ sơ vào trường top đầu đều sở hữu điểm số vượt trội, thậm chí đạt nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế”.
Do đó, sự nổi bật theo Hân, cần đến từ việc ứng viên sẵn sàng tìm kiếm cơ hội, thoát ra khỏi vùng an toàn để tham gia vào các hoạt động, chương trình, tổ chức xã hội. Ngoài ra, đó có thể là những tố chất phù hợp với các tiêu chí và mục tiêu đào tạo của từng trường.
“Luôn đặt mình vào vị trí của Hội đồng tuyển sinh và trả lời câu hỏi: ‘Vì sao trường nên nhận mình thay vì ứng viên khác?’, theo em, đó là chìa khóa để ứng tuyển thành công”, Hân nói.