Hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch: thành phố cảng lâu đời,ảiPhòngGỡđiểmnghẽnđốivớicácdựánđầutưtronglĩnhvựcdulịkeonhacai.de với các khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà. Với giá trị nổi bật về hệ sinh thái biển đảo, đa dạng sinh học và mỹ học, ngày 16/9/2023, Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đô thị trung tâm thành phố với những giá trị văn hóa, kiến trúc, ẩm thực cùng các lễ hội truyền thống và hàng trăm đình, đền, chùa với kiến trúc độc đáo... như: Đền Nghè, Đình Hàng Kênh, Chùa Dư Hàng, tháp Tường Long… Cùng với những làng nghề thủ công truyền thống còn lưu giữ được đến ngày nay.
Không chỉ có thế, Hải Phòng là một trong số ít địa phương trên cả nước hội tụ đủ 5 loại hình giao thông gồm: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không được kết nối đồng bộ, thông suốt.
Hải Phòng còn được biết đến là vùng đất lâu đời với nhiều truyền thống văn hoá, lịch sử, lễ hội quan trọng cũng như tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú gắn liền với biển và tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch Hải Phòng được định hướng phát triển bền vững, trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia, mang đậm bản sắc và vùng đất con người Hải Phòng.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định Hải Phòng có vị trí quan trọng, là động lực đặc biệt để phát triển du lịch vùng Duyên hải, cũng như phía Bắc. Hải Phòng có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo, tâm linh, sinh thái...
Đây là những chất liệu để thành phố khai thác, phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn như Food tour, City tour...
Để biến tiềm năng thành lợi thế, Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, thành phố Hải Phòng đã quyết nghị 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó đột phá chiến lược thứ 3 được xác định: “Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với trọng tâm là phát triển hạ tầng du lịch, nhất là các dự án du lịch, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng cao cấp, tầm cỡ quốc tế; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố gắn với biển đảo, các di tích lịch sử, văn hóa”.
Trên tinh thần đó, du lịch Hải Phòng đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như nguồn nhân lực du lịch.
Về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng du lịch có bước tăng trưởng vượt bậc thông qua việc đầu tư và thu hút đầu tư hàng loạt công trình, dự án lớn. Thành phố đã tranh thủ mọi nguồn lực, vận dụng cơ chế, hình thức đầu tư, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, khu đô thị mới, trung tâm thương mại cao cấp... hỗ trợ phát triển du lịch.
Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, đề cao và thực hiện tốt thông điệp tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tập trung hoàn thiện những công trình, dự án trọng điểm, đưa Hải Phòng trở thành một trong những địa phương thu hút đầu tư tốt nhất cả nước với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch như: Tập đoàn Vingroup, Sungroup, Flamingo, BRG, Geleximco, Doji,...
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, để Du lịch Hải Phòng có sức cạnh tranh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, rất cần khơi thông các nhóm vấn đề lớn: Thực trạng về đầu tư du lịch Hải Phòng, thuận lợi, hạn chế thu hút đầu tư phát triển du lịch và xu hướng đầu tư phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay; về chính sách, pháp luật hiện hành đối với thu hút các dự án đầu tư du lịch.
Những điểm nghẽn này vừa được Sở Du lịch Hải Phòng đặt ra tại Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Hải Phòng”, nhằm đánh giá thực trạng thu hút đầu tư, từ đó tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong đầu tư du lịch tại Hải Phòng một cách hiệu quả.
Vĩnh Bảo
Thúy An và nhóm PV, BTV