Góp ý về việc xây dựng chính sách về CNTT,ầncóchínhsáchđểônglớnlôikéodoanhnghiệpnhỏvàolàmachida vs ông Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số đề xuất, khi nghiên cứu chính sách về phát triển CNTT cần tập trung vào 3 lĩnh vực trọng điểm là hạ tầng, dịch vụ và doanh nghiệp.
Về hạ tầng CNTT nói chung ở nước ta đã có quy hoạch tốt nhưng việc quản lý để phát triển các dịch vụ trên hạ tầng này chưa thấy rõ vai trò của nhà nước. Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của mình, đưa ra các chính sách để phát triển tốt mảng này, kể cả về nội dung số và mạng xã hội.
Về phát triển dịch vụ CNTT, cần có biện pháp đưa ra nhiều dịch vụ hơn. Hiện tại Đề án phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm quốc gia đã được duyệt, tuy nhiên ông Minh cho rằng, khái niệm này là một tư duy cũ, tư duy của thời kỳ đầu phát triển CNTT; do đó cần thay đổi tư duy về việc phát triển dịch vụ CNTT hoặc đổi tên cho Đề án.
Đối với phát triển doanh nghiệp thì phải có chính sách thúc đẩy nội lực doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm sản phẩm cung cấp cho thị trường CNTT trong nước và thế giới. Sự phát triển chung của toàn thị trường Việt Nam khá nhanh, nhưng số lượng các tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài khá nhiều trong đó có Samsung, các doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh tỷ trọng lớn trên thị trường. Do vậy, rất cần có chính sách giúp các doanh nghiệp Việt có thể phát triển được, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Phải làm thế nào để các doanh nghiệp lớn lôi kéo những doanh nghiệp nhỏ vào làm CNTT.
Ông Hoàng Lê Minh cũng nêu ra một bất cập rất lớn về chính sách. Ví dụ, Viettel có tiềm lực lớn, có nguồn vốn lớn và được Chính phủ cho phép dùng 2.000 tỷ đồng để phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm CNTT Viettel vẫn đi ký với Microsoft và các doanh nghiệp nước ngoài khác mang về bán.