Khi VAR là đối thủ...
Thực tế,ệtNamdựUchâuÁkhiVARlàđốithủlớnnhấbóng đá số tỷ lệ cược đây không phải lần đầu tiên bóng đá Việt Nam ra sân chơi châu lục và chơi trong các trận đấu có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
Từ vòng loại thứ 3 World Cup 2022, VCK U23 châu Á 2022 hay mới nhất Asian Cup 2023… tuyển Việt Nam hay U23 Việt Nam quá quen với công nghệ VAR, và phần lớn nhận về kết quả không mấy vui vẻ.
Dính thẻ đỏ, bàn thua mà bóng đá Việt Nam phải nhận tới từ các quyết định của trọng tài sau khi kiểm tra lại tình huống qua video nên nói VAR là "đối thủ" rất lớn không có gì là quá.
Điển hình như tại Asian Cup 2023, tuyển Việt Nam phải chịu tới 3 quả phạt đền, 2 thẻ đỏ chỉ trong 3 trận vòng bảng sau khi được check bởi công nghệ VAR là ví dụ cụ thể nhất phải lo cho U23 Việt Nam.
... U23 Việt Nam làm gì để thắng?
Ít may mắn, thuận lợi trong các trận đấu có sử dụng VAR, nhưng rõ ràng lỗi thuộc về tuyển Việt Nam hay U23 Việt Nam hơn là vì đổ lỗi cho công nghệ video hỗ trợ trọng tài.
Từ thời HLV Park Hang Seo, Troussier… dù được học, trải nghiệm khá nhiều ở các trận đấu có công nghệ VAR, nhưng rốt cuộc tuyển Việt Nam hay U23 Việt Nam thường xuyên bị thổi phạt sau khi các trọng tài xem lại tình huống.
Chính vì điều này, nên việc đầu tiên HLV Hoàng Anh Tuấncần giải quyết cho U23 Việt Nam vẫn là chuyện hạn chế phạm lỗi một cách tối đa. Bóng đá không tránh khỏi tranh chấp… nhưng xảy ra các tình huống phạm lỗi rất thô kiểu Khuất Văn Khang, Thanh Long từng làm ở Asian Cup 2023 dẫn tới thẻ đỏ bắt buộc không được xảy ra.
Không chỉ hạn chế các tình huống tranh chấp nguy hiểm, thuyền trưởng U23 Việt Nam cũng cần nhắc, thậm chí là mệnh lệnh cho các học trò của mình phải từ bỏ thói quen qua mắt trọng tài, dùng tiểu xảo khi va chạm… vốn được sử dụng nhiều ở V-League, nếu không muốn đội nhà thất thế tại giải đấu sắp khởi tranh.
Có thể nói, U23 Việt Nam phải “thắng VAR” trước rồi mới nói chuyện lấy vé đi tiếp vào tứ kết hay xa hơn tại VCK U23 châu Á 2024.