Thông tin nêu trên vừa được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho biết. TheôngbốchỉsốAntoànthôngtinViệtNamvàongàas roma vs bolognao kế hoạch, chiều mai (8/11), tại trụ sở Bộ TT&TT, VNISA sẽ chủ trì tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để công bố các nội dung, chương trình các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam năm nay.
Có chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng”, sự kiện Ngày ATTT Việt Nam 2016 là một trong các hoạt động CNTT quan trọng nhất trong năm, được sự bảo trợ của Bộ TT&TT, do 4 đơn vị gồm VNISA, Cục CNTT thuộc Bộ Quốc phòng, Cục ATTT và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đồng tổ chức.
Theo đại diện VNISA, trong khuôn khổ sự kiện Ngày ATTT Việt Nam năm nay, tại phiên khai mạc toàn thể của hội thảo quốc tế diễn ra vào sáng ngày 2/12/2016 tại Hà Nội, Hiệp hội này sẽ trình bày một báo cáo quan trọng được dư luận quan tâm, đó là Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá thực trạng ATTT tại Việt Nam trong năm vừa qua, đồng thời công bố Chỉ số ATTT Việt Nam (Vietnam Information Security Index) 2016.
Trước đó, trao đổi với báo chí tại vòng Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với ATTT” năm 2016 được tổ chức ngày 5/11 vừa qua, ông Vũ Quốc Thành - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cho biết, trong 3 năm gần đây, Hiệp hội đã mạnh dạn đưa ra chỉ số thử nghiệm đánh giá mức độ ATTT chung của không gian mạng Việt Nam. Chỉ số này được tổ hợp từ nhiều yếu tố, được tiến hành khảo sát điều tra với số liệu khoảng từ 600 - 700 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hỏi.
“Chỉ số ATTT chung của mỗi quốc gia hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất chung trên thế giới. Một số quốc gia xây dựng chỉ số ATTT theo cách này, một vài quốc gia lại làm chỉ số theo cách khác, do đó chúng ta cần mạnh dạn thử nghiệm thực hiện theo một loại chỉ số”, ông Vũ Quốc Thành chia sẻ.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cũng cho hay, Chỉ số ATTT Việt Nam được VNISA thử nghiệm khảo sát và công bố trong 3 năm gần đây là dựa trên mô hình của Hàn Quốc, tuy nhiên cũng không thể nói rằng đó là một chỉ số phản ánh chính xác 100% thực trạng ATTT của quốc gia.
Ông Thành nhấn mạnh: “Mục đích của chúng tôi khi tiến hành khảo sát, tính toán để đưa ra Chỉ số ATTT Việt Nam là để có sự đánh giá thực trạng ATTT theo hàng năm, qua đó đánh giá được sự tiến bộ của chúng ta theo các chỉ số ở mức độ nào. Có thể thấy rằng, qua 3 năm, Chỉ số ATTTcủa Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Điều đó cho thấy chúng ta đã có những tiến bộ nhất định trong việc đảm bảo ATTT chung”.