Kể từ ngày 1/8,ơnxeôtôđangdánlẫncảloạithẻthuphíkhôngdừkqbdc1 toàn bộ các tuyến cao tốc trên cả nước đã chính thức áp dụng thu phí tự đồng không dừng (ETC) toàn tuyến.
Ở Việt Nam có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tự động là VETC và VDTC (ePass). Hiện nay, tất cả trạm thu phí tự động trên toàn quốc đều đã liên kết với hai loại thẻ nói trên.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngày đầu tiên triển khai thu phí điện tử không dừng trên các tuyến đường cao tốc nảy sinh một số bất cập như phương tiện chưa dán thẻ đầu cuối trước khi vào tuyến, không có hoặc không đủ số dư trong tài khoản; hệ thống thiết bị tại trạm không đọc được thẻ do nhiều chủ xe dán thẻ đã lâu nhưng chưa sử dụng dịch vụ nên thẻ bị giảm chất lượng, thẻ bị dán sai quy cách… Trong đó, có tình trạng xe dán 2 thẻ khi qua trạm barie không mở do một trong 2 khoản không đủ tiền thanh toán xảy ra khá phổ biến.
Toàn bộ các tuyến cao tốc trên cả nước áp dụng thu phí tự động không dừng (ETC). Ảnh minh họa: Vietnamplus |
Trả lời phóng viên ICTnews, về tình trạng các phương tiện dán 2 thẻ dẫn đến tình trạng không qua trạm được do 1 tài khoản không đủ số dư, đại diện VDTC cho biết, có rất nhiều xe gặp tình trạng nói trên.
Theo đó, phía VDTC thông tin, các xe dán cả 2 thẻ có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Hồi tháng 5, có khoảng 25.000 xe dán lẫn 2 thẻ, đến nay, con số này tăng lên tới 35.000 xe.
“Việc dán đè hai thẻ gây lãng phí và mất niềm tin cho người sử dụng phương tiện”, vị này nói.
Theo tìm hiểu, kết nối liên thông giữa hai nhà cung cấp dịch vụ là VETC và VDTC đã hoàn thành từ ngày 23/12/2020, cho phép tất cả các phương tiện khi đã đăng ký dán thẻ (ePass hoặc VETC) và tài khoản đã nạp đủ tiền sẽ lưu thông bình thường qua các trạm thu phí tự động không dừng trên toàn quốc. Do đó, các chủ phương tiện chỉ cần dán 1 trong 2 loại thẻ nói trên là có thể qua được các trạm.
Mới đây, Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ thu phí sớm khắc phục các bất cập trong dán thẻ đầu cuối, mở tài khoản giao thông để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc.
Cụ thể, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ chủ động rà soát, chấn chỉnh không để xảy ra hiện tượng kích hoạt thẻ “ảo” trong thời gian tới; liên hệ với các chủ phương tiện để dán bổ sung thẻ hoặc hủy tài khoản nếu chủ phương tiện không đồng ý sử dụng dịch vụ.
Chủ động rà soát, liên hệ với các chủ phương tiện đã dán thẻ lâu ngày, các trường hợp hay gặp sự cố về nhận diện thẻ để kiểm tra, xử lý kịp thời bảo đảm phương tiện lưu thông thông suốt qua các trạm thu phí.
Đồng thời, hỗ trợ các chủ phương tiện dán thẻ đầu cuối, đặc biệt là các chủ phương tiện có nhu cầu đi vào đường cao tốc. Trong trường hợp chủ phương tiện có nhu cầu dán thẻ nhưng nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra xe đã bị kích hoạt trước đó thì đề nghị chủ phương tiện liên hệ với Nhà cung cấp dịch vụ đã kích hoạt tài khoản để được hoàn thiện việc dán thẻ.
Nếu chủ phương tiện không đồng ý sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ đã kích hoạt tài khoản thì được quyền liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ còn lại để được dán thẻ, mở tài khoản và phải có bản cam kết về việc chủ phương tiện chưa từng đăng ký sử dụng dịch vụ và chưa dán thẻ đầu cuối lên xe (kèm theo giấy tờ chứng minh chính chủ).
Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tra soát và không thực hiện với các trường hợp tài khoản giao thông liên kết Viettelpay hoặc tài khoản đã phát sinh giao dịch ETC tại trạm; bố trí nhân viên trực tổng đài để trả lời khách hàng và hỗ trợ dán thẻ kịp thời.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thu phí tổng hợp danh sách phương tiện chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ.
Duy Vũ
M-Flow, hệ thống thu phí không dừng đang triển khai tại Thái Lan, cho phép tài xế băng qua trạm thu phí với tốc độ tối đa 120 km/giờ mà không cần giảm tốc.