“Chia sẻ là quan tâm” - đó là điều chúng ta thường được dạy. Tuy nhiên,ạisaokhôngnêndạytrẻcáchchiasẻquásớkeonhacai.com m88 truc tiep thật khó để khiến con bạn chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác. Điều quan trọng, bạn phải tính đến độ tuổi của con và dừng việc dạy cách chia sẻ cho đến khi chúng lớn hơn.
Trẻ mới biết đi không hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ
Ở tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để hiểu khái niệm chia sẻ. Vì vậy, chẳng ích gì khi cố gắng giải thích với trẻ rằng, chúng nên chia sẻ đồ chơi của mình với một đứa trẻ khác. Đơn giản là con sẽ không hiểu và lời nói của bạn sẽ không có tác dụng.
Dạy con cách chia sẻ phụ thuộc vào độ tuổi của con. |
Bạn nên đợi cho đến khi con lớn hơn một chút, khi chúng đã phát triển đủ về tinh thần và cảm xúc để có thể hiểu cách chia sẻ và quan tâm người khác và tại sao chia sẻ với người khác là điều tốt.
Sở hữu đồ vật giúp con xây dựng ý thức bản thân
Trẻ nhỏ chưa có khái niệm về bản thân như một cá thể riêng biệt. Những món đồ chơi có thể giúp con dần hiểu cái tôi của mình.
Vì vậy, không thể nói một đứa trẻ khư khư giữ món đồ gì đó là đứa trẻ ích kỷ. Ngược lại, hành động đó giúp trẻ xây dựng ý thức bản thân.
Trẻ nghĩ chia sẻ đồ chơi là mình sẽ mất thứ đó mãi mãi
Ở độ tuổi quá nhỏ, trẻ nghĩ rằng chia sẻ có nghĩa là tặng đồ chơi của họ mãi mãi. Trẻ chưa hiểu rằng, người khác mượn đồ chơi sau đó có thể trả lại.
Vì vậy, trong khi cha mẹ có thể cho rằng việc để một đứa trẻ khác chơi với đồ chơi của con mình một lúc không phải là vấn đề lớn, thì trẻ con lại coi đó là việc mất đi món đồ.
Trẻ không thể kiểm soát sự bốc đồng của mình
Trẻ mới biết đi khó kiểm soát được cơn bốc đồng của mình. Vì vậy, nếu chúng có cái gì đó, sẽ muốn nó chỉ là của chúng. Bạn sẽ khó tìm lời nào đó có thể thuyết phục con chia sẻ.
Một số cách gợi ý cho con bạn rằng chia sẻ là điều đúng đắn nên làm:
Đôi khi, con bạn có thể chia sẻ điều gì đó với bạn. Tuy nhiên, đây không phải là hành động chia sẻ có ý thức, chúng chỉ đang khám phá và thử nghiệm.
Tận dụng cơ hội để cho con biết, chia sẻ là một điều tuyệt vời. |
Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể cho con bạn thấy rằng chúng thật tuyệt khi chia sẻ và cũng chia sẻ lại một cách chân thành. Vì vậy, nếu những tình huống này xảy ra, bạn có thể sử dụng chúng như một cơ hội giảng dạy.
Nếu ai đó lấy đồ chơi của con, bạn hãy nhấn mạnh rằng bạn hiểu con không vui khi bị lấy mất thứ của mình. Bạn cũng có thể dặn con giữ chặt đồ của con, vì đó là quyền của trẻ.
Với những đứa trẻ lấy đồ, bạn hãy nhắc nhở con phải xin phép chủ nhân món đồ trước khi lấy, thay vì cứ im lặng mang đi. Tuy nhiên, đừng thúc ép con quá.
Cùng với thời gian, con bạn sẽ hiểu hơn và học cách chia sẻ vì chúng sẽ thấy rằng điều đó khiến người khác hạnh phúc.
Đẩy các con ra đường với 150 nghìn đồng trong túi, không được phép dùng điện thoại hay danh tính gia đình để tìm việc làm - đó là truyền thống nhiều năm nay của gia đình tỷ phú Dholakia.