Hiện mới đầu tháng 7 nhưng dịch sốt xuất huyếtở Hà Nội đã có nhiều bất thường. Theịgáixuấthuyếtvùngkínemtraitiểuramáuvìsốtxuấthuyếketqua truc tiepo PGS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tại đây đang điều trị cho 8 bệnh nhân bị sốt xuất huyết biến chứng nặng như giảm tiểu cầu, cô đặc máu và xuất huyết.
Bệnh nhân N.L và N.H. (trú tại Ba Đình, Hà Nội) là hai chị em ruột bị sốt xuất huyết biến chứng khá nặng. Theo người nhà, cả ba mẹ con bị sốt xuất huyết, người mẹ nhẹ hơn nên theo dõi tại nhà. Con gái lớn tên L. có triệu chứng mệt mỏi, sốt và 4 ngày sau ra máu âm đạo, chảy máu chân răng nên vào viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ làm xét nghiệm tiểu cầu của L. giảm sâu chỉ còn 40 g/L.
H., em trai của L, cũng bị nặng, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm có thời điểm còn 6g/L, cô đặc máu. Dù đã điều trị được vài ngày nhưng bệnh nhân vẫn đi tiểu ra máu.
Bác sĩ Cường khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1Ag để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời.
Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện. Hiện nay, một số bệnh dịch khác vẫn còn (Covid-19, cúm, thủy đậu,...) nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết.
Do chưa có vắc xin, việc phòng sốt xuất huyết vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt bọ gậy. Cần tiến hành phun muỗi tại những nơi có phát hiện ca bệnh tránh dịch bệnh lan rộng.
Bộ Y tế: 40% trẻ mắc tay chân miệng do chủng virus nguy hiểmSố ca mắc tay chân miệng liên tục gia tăng, mỗi tuần có 350 trẻ nhập viện điều trị và tỷ lệ do chủng EV71 dễ gây biến chứng chiếm 40%.