Một nhân viên phòng công tác xã hội của Bệnh viện Nhi đồng 2 tiết lộ với VietNamNet,ươngngườigiúpđờinhưngđừngđểlòngtốtbịlợidụsoi kèo real vs thời gian gần đây, chị nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi của các nhà hảo tâm nhằm xác minh thông tin bệnh nhi cần giúp đỡ. Trong đó, nhiều trường hợp là bệnh nhi tử vong vào buổi tối hoặc nửa đêm.
Thậm chí có người bạo gan hơn, trực tiếp nhắn tin cho chị nhờ giúp đỡ. Đính kèm là hình ảnh của một em bé cùng giấy chứng nhận của bệnh viện chẩn đoán bệnh nhân tử vong. Khi được hỏi đến khoa, phòng mà bệnh nhi nằm điều trị trước đó xác minh kẻ gian liền ngắt liên lạc.
Trước đó, trả lời báo chí, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 xác nhận hình ảnh giấy chứng nhận từ bệnh viện mà đối tượng này đưa ra là giả mạo. Đối tượng đã cắt ghép chữ ký của bác sĩ điều trị, dấu mộc của Bệnh viện Nhi đồng 2.
Theo quan sát và tìm hiểu của phóng viên, trong tờ giấy chứng nhận ghi tên bệnh nhân Phạm Minh Quang đề ngày 6/1/2023, có thể nhìn thấy rõ thông tin bị sửa đổi ở phần tên bệnh nhân, cha, mẹ, thời điểm được đưa vào cấp cứu. Và dù lý do cấp cứu là sốc viêm não mô cầu, nhưng bác sĩ điều trị Phan Thị Thu Trang lại là Phó Khoa Ung bướu – Huyết học.
Còn tờ chứng nhận ghi tên bệnh nhân Nguyễn Hồng Sơn đề ngày 3/11/2022, kiểu chữ được sửa kỹ hơn, khó nhận thấy, tuy nhiên tên bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh là Phó Khoa Gan – Mật – Tụy lại được đưa vào điều trị bệnh về não.
Vậy nên dù có lòng tốt muốn giúp đỡ người khác, các nhà hảo tâm cũng cần tỉnh táo tìm hiểu, xác minh sự việc để giúp đúng người. Tuy vậy, theo chị Hạnh, một nhà từ thiện thường kêu gọi viện phí cho bệnh nhân nghèo bày tỏ, việc bị kẻ gian lừa thì có thể xác minh, phòng ngừa, nhưng bị chính người nhà của bệnh nhân lừa dối mới khó đối phó.
Chị Hạnh kể, trước đây, chị kêu gọi viện phí giúp một bệnh nhân nghèo. Ngoài tiền điều trị tại bệnh viện còn có tiền để người bệnh đi tái khám sau đó, nhưng khi biết gia đình không đưa người bệnh đi tái khám được vì đã dùng tiền vào việc riêng, chị rất buồn. Sau đó chị đặt ra quy định chỉ giúp đỡ tiền viện phí cho người bệnh.
Nhiều năm nay, khi kêu gọi kinh phí cho bệnh nhân khó khăn, Báo VietNamNet cũng ưu tiên đóng vào tạm ứng viện phí. Chỉ khi người bệnh được điều trị đúng như mục đích kêu gọi ủng hộ thì lòng tốt của cộng đồng mới thực sự được trân trọng.
Như trường hợp của em T., năm ngoái em may mắn được bạn đọc giúp đỡ hơn 140 triệu đồng. Báo VietNamNet đã đóng toàn bộ số tiền vào tạm ứng viện phí để em điều trị bệnh lâu dài. Tuy nhiên sau đó, người cha đơn thân bấy lâu chăm sóc con lại “đổi tính”, thường xuyên mắng mỏ con gái, nhiều lần muốn nhận về tiền mặt để chi tiêu. Bà nội của T. dù già yếu vẫn phải gắng lên bệnh viện chăm sóc em. Đối với căn bệnh hiểm nghèo mà T. mắc phải, nếu không được điều trị theo phác đồ, em sẽ khó qua khỏi.
Lòng tốt của con người có thể vô hạn, nhưng không phải lúc nào cũng thiện lành. "Thiện không đúng chỗ là ác, ác đúng chỗ chính là thiện”. Làm từ thiện không có nghĩa là cứ cho đi không tính toán, phải giúp sao cho đúng người, đúng lúc và đúng cách. Nếu giúp tràn lan có thể khiến người ta nổi lên lòng tham chính là gây hại.
2 thập kỷ lo chạy thận cho con, cha mẹ nghèo kiệt quệCó những ngày chị Khương mệt vì suy thận, bà Tư lại mệt vì bệnh tim. Nhà chỉ còn mình ông Phúc đi làm mướn mưu sinh, đáng tiếc 2 mắt ông đã mờ, thu nhập chẳng được bao nhiêu.