Thận có nhiệm vụ lọc và đào thải chất cặn bã trong cơ thể,óiquengâysuythậnnhiềungườiViệthaymắcphảwolfsburg đấu với augsburg giữ cho các yếu tố nước, điện giải, kiềm toan được quân bình. Nếu các chất thải này không được đào thải, người bệnh sẽ mệt mỏi, không làm việc nổi, thiếu máu, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, thậm chí hôn mê, co giật.
Tại Việt Nam, ước tính khoảng 5 triệu người bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm. Theo các bác sĩ, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh thận là do thói quen ăn uống, sinh hoạt, lối sống.
Ăn nhiều thịt đỏ
Khoa Nội thận - Thận nhân tạo (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) ghi nhận sự gia tăng số lượng người trẻ tuổi bị sỏi thận do tăng axit uric. Nguyên nhân chính được nghĩ tới là thói quen ăn quá nhiều đạm, có trong thịt đỏ, hải sản.
Tuần trước, chị N.K.T, 20 tuổi phải đi khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vì đau quặn sau lưng trái, tiểu ra máu. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số axit uric của chị T. cao, siêu âm, chụp X-quang phát hiện một viên sỏi thận 10mm kẹt ở niệu quản.
Bác sĩ chỉ định bệnh nhân bắt buộc phải can thiệp tán sỏi, nếu để lâu sẽ gây hư thận. Kể với bác sĩ, chị T. nói uống rất ít nước, chỉ 1-2 ly/ngày bất kể mùa nào. Thời gian gần đây, chị hay đi ăn uống cùng bạn bè, món ăn ưa thích là thịt nướng và các đồ ăn nhanh nên chị ăn rất nhiều.
Theo các bác sĩ, thịt (đặc biệt là thịt đỏ) nhiều chất đạm (protein) khi vào cơ thể sẽ khiến sự hình thành axit quá mức trong hệ thống cơ thể. Thận phải làm việc quá mức lâu dần dễ bị hư tổn.
Không nên ăn các thức ăn có quá nhiều chất đạm khiến tăng urê gây quá tải cho thận. Nếu tính theo ngày, lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống, theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Ăn quá mặn
TS.BS Phạm Đức Minh, Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Quân y 103) cho hay ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận.
Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy chức năng nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn hoặc chậm lại quá trình suy giảm. Muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Tốt nhất không nên tiêu thụ quá 5 gam muối mỗi ngày (tương đương một muỗng cà phê gạt ngang). Để giảm muối, cần hạn chế các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, khô, mắm…
Hút nhiều thuốc lá
Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, làm thận tổn thương và hoạt động kém hiệu quả. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận lên gấp rưỡi so với người không hút.
Ít uống nước; ít ăn hoa quả, rau xanh
Nhiều bệnh nhân sỏi thận nguyên nhân chủ yếu nhất do uống ít nước. Không uống đủ nước, các chất độc, chất thải tích tụ lại, cơ thể sẽ chóng mệt. Nếu kéo dài, có thể gây các bệnh lý thận tiết niệu như suy thận cấp, bệnh lý sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu.
Ăn uống lành mạnh là lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ chuyên về thận. Theo đó, bớt muối, chất bột đường, đạm; cần ăn nhiều hoa quả và rau xanh tươi, sạch là rất có lợi cho sức khoẻ nói chung và thận nói riêng. Thực tế chưa có thực phẩm nào chứng minh được là bổ thận. Vì vậy, nên duy trì chế độ ăn hài hoà, đầy đủ dưỡng chất là khoa học nhất. ThS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội Thận – Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCMNhịn tiểu
Một thói quen xấu khác gây bệnh thận là nhịn đi tiểu. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát.
Không kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết
Khoảng 50% người bệnh huyết áp rất cao mà không hề có triệu chứng và không biết mình mắc bệnh, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Bác sĩ khuyên kiểm tra huyết áp, đường huyết, đặc biệt với những người trên 40 tuổi.
Tăng huyết áp nếu đi kèm đái tháo đường, rối loạn lipid máu sẽ làm tổn thương thận nặng hơn. Người trẻ nếu mắc tăng huyết áp cần đến bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân, đặc biệt cần phải lưu ý bệnh thận để điều trị sớm tránh gây tổn thương thận không hồi phục về sau.
Dùng thuốc bừa bãi
Theo ThS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội Thận – Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM,các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid chẳng hạn như ibuprofen, diclofenac, celecoxib… nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Vì vậy, chỉ nên dùng những thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc không rõ nguồn gốc, dù chỉ là cây cỏ, thực phẩm chức năng cũng cần chuyển hoá và đào thải qua thận. Trước khi dùng bất cứ loại sản phẩm nào cần tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn.