TheổunãoquáidịbằngrobotthôngminhtạibệnhviệnTâxem bongda homnayo Bệnh viện Tâm Anh, bệnh nhân Nguyễn Thị Nga (Quận 12, TP.HCM) là một trong số những người bệnh được phẫu thuật bằng robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Robot này vừa được giới thiệu tại Hội thảo Khoa học 2023 chuyên đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế” vào ngày 28/5 tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Trước đó, chị Nga đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong tình trạng rối loạn thị lực, nhìn mờ, phạm vi nhìn hẹp, đau đầu, mờ mắt. Chị có triệu chứng từ nhiều năm trước nhưng chỉ uống thuốc giảm đau thông thường khiến bệnh ngày càng nặng. Kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u tuyến yên tăng sinh lớn, tương đương một quả trứng ngỗng. Khối u phát triển nhiều hướng, len vào các khoảng trống ở nền sọ tạo thành hình ảnh như con ách chuồn, có nhiều thùy.
ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ - Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Khối u có hình thù khác lạ. Đây là một ca khó, lần đầu tiên chúng tôi quyết định mổ u não bằng hai đường mổ cùng lúc, áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật thần kinh”.
BS. Chu Tấn Sĩ giải thích, nếu chỉ mổ một đường từ mũi lên thì chỉ lấy được phần khối u trong xương bướm và trong hoành yên, những thùy còn lại của u sẽ không tiếp cận đến được. Ngược lại, nếu chỉ mổ từ sọ não vào khối u, bác sĩ sẽ lấy được các thùy trên, bên trái và bên phải của khối u, nhưng lại không nhìn thấy được phần nằm lọt dưới xương bướm, bỏ sót lại khoảng 30% khối u. Nhờ sự hỗ trợ của Robot Modus V Synaptive với các ưu điểm vượt trội so với các phương pháp mổ kinh điển, các bác sĩ tự tin thực hiện hai đường mổ cùng lúc để lấy trọn khối u cho bệnh nhân.
“Nếu đi một đường mổ, chắc chắn bệnh nhân sẽ phải mổ thêm một lần nữa. Bệnh nhân rất sợ và có thể không mổ. Khi đó, nguy cơ khối u tái phát và tăng sinh cao, cuộc mổ lần đầu trở nên vô nghĩa”, BS. Tấn Sĩ chia sẻ.
Đường mổ đầu tiên được thực hiện từ mũi lên, đi vào xoang bướm, lên hoành yên với chiều sâu khoảng 4cm. Sau đó, đường mổ thứ hai đi từ sàn sọ não vào trong các thùy. Do khối u có quá nhiều thùy, phát triển nhiều hướng, bác sĩ phải khéo léo tách khối u ra khỏi các mạch máu lớn và tránh gây tổn thương các dây thần kinh, mạch máu xung quanh.
Nhờ khả năng hòa hình MRI, DTI, CT, CTA, DSA… của Robot Modus V Synaptive, ekip mổ có thể nhìn thấy toàn bộ khối u, từng bó sợi thần kinh, các mô não lành trên cùng một hình ảnh 3D. Trên cơ sở đó, BS. Tấn Sĩ mô phỏng đường mổ 3D trước khi mổ chính thức. Đường mổ này đảm bảo lấy trọn khối u mà không “cắt nhầm” hay làm tổn thương các bó sợi thần kinh, tránh tối đa nguy cơ yếu liệt tay chân, khó nói, giảm thị lực, tái xuất huyết não, giảm trí nhớ… cho người bệnh.
Trong suốt quá trình phẫu thuật, Robot Modus V Synaptive liên tục giám sát đảm bảo bác sĩ đi đúng đường mổ đã mô phỏng trước đó.
“Nếu đường tiếp cận và dụng cụ mổ có xu hướng đi lệch, Robot sẽ cảnh báo ngay bằng các tín hiệu đèn, đỏ là dừng lại, vàng là cẩn thận, xanh là an toàn. Nhờ đó, chúng tôi thao tác trong vùng an toàn, bảo toàn các bó sợi thần kinh và các tổ chức trong não. Đây là sự khác biệt chưa có thiết bị mổ não nào làm được”, BS. Tấn Sĩ cho biết.
Hai ngày sau ca mổ u não, chị Nga tỉnh táo, thị lực được cải thiện, hết đau đầu, ăn ngủ ngon, có thể đi lại.
BS. Chu Tấn Sĩ cho biết thêm, hệ thống robot Modus V Synaptive sử dụng trong ca phẫu thuật này là hệ thống robot tiên tiến, hiện đại nhất trong ngành phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam.
Các chuyên gia đánh giá Robot là bước ngoặt mới, phát huy hiệu quả tối ưu trong phẫu thuật các ca bệnh thần kinh - sọ não khó, nằm sâu trong não hoặc gần các cấu trúc quan trọng của não mà các phương pháp mổ thông thường khó hoặc không dám tiếp cận. Robot Modus V Synaptive còn cho phép bác sĩ mổ não trong lúc bệnh nhân tỉnh và giao tiếp được. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh phối hợp khi cần để đảm bảo không làm tổn thương các dây thần kinh hay mô não lành tương ứng.
Chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ Robot cho Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Xuân An