Lò vi sóng là thiết bị phổ biến trong nhiều gia đình,ôngkhisửdụnglòvisókết quả c2 hôm nay giúp hâm nóng thức ăn và đồ uống nhanh chóng. Một số người lo ngại lò vi sóng có thể gây ung thư vì "bức xạ" tỏa ra từ thiết bị này. Tuy nhiên, Paige Welsh, chuyên gia ung thư tại Cleveland Clinic Martin Health cho biết, có nhiều loại bức xạ với mức độ rủi ro khác nhau. Lò vi sóng sử dụng bức xạ không ion hóa để làm nóng thức ăn, tương tự bức xạ từ điện thoại di động, TV và bóng đèn. Bức xạ ion hóa trong X-quang và CT có thể làm thay đổi nguyên tử và gây hại tế bào nếu tiếp xúc nhiều. Tuy nhiên, bức xạ không ion hóa trong lò vi sóng không làm thay đổi cấu trúc phân tử.
Mặc dù không gây ung thư, tiến sĩ Welsh vẫn nêu ra ba điều cần tránh để sử dụng lò vi sóng một cách an toàn nhất.
Không dùng lò vi sóng đã bị hỏng, móp méo
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quy định chặt chẽ về mức độ rò rỉ bức xạ cho phép từ lò vi sóng. Mức độ này thấp hơn nhiều so với mức có thể gây hại. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho lò vi sóng còn hoạt động tốt. Các loại lò hư hỏng có thể khiến bức xạ không ion hóa rò rỉ, gây bỏng và tổn thương mắt.
Không nên sử dụng lò vi sóng nếu có các dấu hiệu sau: móp méo, nứt, bong tróc, hư hỏng do cháy, không đóng chặt hoặc hoạt động không bình thường. Welsh cảnh báo: "Hư hỏng có thể gây rò rỉ bức xạ. Mặc dù cần tiếp xúc với lượng bức xạ rất lớn mới gây hại, bạn không nên mạo hiểm".
Các chuyên gia cho biết, mọi người không cần đứng xa lò vi sóng nếu thiết bị này vẫn còn hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách vẫn giúp giảm thiểu khả năng tiếp xúc với lượng bức xạ nhỏ thoát ra.