- Với lý do “thời gian thực tập nghề của sinh viên (SV) sư phạm quá ít”,ươngthấpchỉralònhữnggiáoviêndốkèo bóng đá thế giới “giáo viênchưa đáp ứng được yêu cầu”- PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng cần kéo dài thời gian đào tạo lên 5 năm. Đề xuất đưa ra gâytranh cãi...
Các tin liên quan |
Nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm lên 5 năm? Đà Nẵng: Giáo viên dạy thêm sẽ bị thôi việc Ai cho giáo viên trung thực? |
Độc giả Chí Nghĩa cho rằng, chất lượng đầu vào thấp dẫn đến chất lượng giáo viênkém, phải thay đổi ngay từ khâu tuyển sinh.
Nếu đã dốt thì 5 năm, thậm chí 10 năm cũng chẳng giỏi lên được. Muốn nâng cao chấtlượng giáo viên cần thay đổi chế độ lương bổng và chính sách giáo dục cho hợp lý. Từđó sẽ chú trọng thu hút được nhân tài đến với ngành. Chứ cứ loanh quanh luẩn quẩn nhưhiện nay, thì dù có nâng lên 5 năm, sinh viên sư phạm ra trường vẫn dốt và giảng dạyra những lớp người...dốt mà thôi.
Ảnh minh họa |
"Để giải quyết vấn đề chất lượng, nên tuyển ít và lấy đầu vào cao, đồng thời SV ratrường cần được tuyển thẳng vào công chức” - độc giả Chí Anh đề xuất.
Đồng quan điểm độc giả Anh Hoàng cho rằng, bài toán đơn giản nhất là chế độ đãingộ, lương bổng cao và môi trường làm việc tốt thì sẽ hút được người tài. Nên tìmnguyên nhân vì sao học sinh không vào ngành Sư phạm?”
Một số độc giả đưa ý kiến: 4 năm học đại học, ra trường với đồng lương giáo viên,chưa kể đến cơ hội việc làm thấp; việc tăng thời gian đào tạo lên 5 năm có khiếnngành Sư phạm đã khó tuyển lại càng khó khăn hơn?
“Bỏ tiền ra cho con cháu học 4 năm ra rồi không xin được việc, phải đi làm côngnhân. Nếu học 5 năm thì lấy đâu ra tiền, rồi tiền chạy việc nữa…” – chia sẻ của TrầnHà.
Cắt bỏ môn học và tăng lương
Về vấn đề thiếu thời gian cho SV thực tập, nhiều ý kiến cho rằng chương trình đàotạo ở hầu hết các trường hiện nay có nhiều môn học không cần thiết, quá xa xôi vớingành học, không áp dụng được vào thực tế sau khi ra trường, đặc biệt là 2 năm đầuhọc đại cương. Thời gian 4 năm như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng có thể rút xuốngcòn 2-3 năm.
“Nên bỏ hoặc giảm số tiết các môn không cần thiết. Vì nó có cũngđược, không cũng được. Chính những môn này đã làm lãng phí thời gian vàtiền bạc của phụ huynh và nhà trường” – bạn đọc Phương Mai nhận xét.
Giảng viên một trường đại học chia sẻ: “Các môn học giảm lí thuyết xuống để dànhquỹ thời gian cho thực hành, thực tế ngay từ đầu, giống như ngành y vậy. Tuy nhiênchúng ta đang vấp phải một trở ngại từ chính chúng ta - đội ngũ giảng viên ĐH Sư phạmvẫn cách làm cũ, thiếu sáng tạo... Một GS ở Úc có nói: Phát triển chương trình khókhăn như việc di chuyển một nghĩa địa. Vì nó động chạm đến văn hóa, tâm linh và cả sựngại ngùng....”
Một giải pháp khác được độc giả Nguyễn Đức Dũng đưa ra là thu hút sinh viên họccác trường khác, có tâm huyết với nghề vào ngành Sư phạm bằng cách đào tạo các em từ6 tháng tới 1 năm nghiệp vụ sư phạm, không nhất thiết phải học ĐH Sư phạm ra.
Độc giả Lưu Xuân Trường đưa quan điểm: “Học 4 năm đã là dài rồi. Nên cắt giảm lạicác môn học thì hợp lý hơn. Hơn nữa khi thi công chức, không phải các bạn giỏi và có chuyên môn là đỗ. Bởi ngành Sư phạm đang thừa rất nhiều giáo viên vì chế độ ưu đãi thấp”
“Thêm nữa, lương giáo viên cấp 3 sau 5 năm ra trường chỉ khoảng 3 triệu thì làmsao sống nổi?” – độc giả Võ Thiệu đặt câu hỏi.