OpenSignal - tổ chức độc lập chuyên đánh giá chất lượng mạng di động dựa trên trải nghiệm người dùng vừa đưa ra báo cáo sau khi tiến hành đánh giá và phân tích dữ liệu các mạng di động của Việt Nam từ ngày 1/5 đến ngày 29/7/2022 dựa trên việc phân tích hàng tỷ các phép đo do người dùng chia sẻ.
TheàmạngdiđộngcótốcđộnhanhnhấtViệket qua chivaso báo cáo này, VinaPhone đạt Giải Download and Upload Speed Experience (Tốc độ tải lên và tải xuống nhanh nhất) tại Việt Nam. Mạng VinaPhone có tốc độ trung bình 32,8 Mbps. Ngoài ra, VinaPhone còn giật giải tốc độ tải lên nhanh nhất, tối đa 10,9 Mbps.
Đánh giá của OpenSignal về độ phủ 4G ở Việt Nam gần như đã đạt tới độ phổ cập khi các nhà mạng đã phủ 4G hầu hết ở khắp các vùng miền. Điều này khiến cho điểm số đánh giá độ phủ của các nhà mạng không có sự chênh lệch nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường di động quý II/2022 của Opensignal tại Việt Nam, VinaPhone là nhà mạng có chất lượng trải nghiệm video trên di động tốt nhất Việt Nam với 55,6 điểm đánh giá. Trải nghiệm video trên di động bao gồm các hoạt động xem phim, dịch vụ video call. Theo kiểm tra thực tế vào các khung giờ cao điểm, các dịch vụ xem phim của VinaPhone không bị dừng hình, treo hình.
Đại diện VinaPhone cho biết, đơn vị đang tập trung mở rộng và nâng cáo chất lượng mạng 4G để phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, VinaPhone cũng đã mở rộng thử nghiệm mạng 5G ở các khu đô thị lớn và khu công nghiệp. VinaPhone kỳ vọng 5G sẽ mang đến những trải nghiệm vượt bậc cho người dùng di động, những thay đổi ấn tượng thực chất của các ngành kinh tế và là nền tảng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp, chính quyền. VinaPhone là nhà mạng đầu tiên chính thức phát sóng thương mại các trạm 5G tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Sự kiện này đưa VinaPhone nằm trong top các nhà mạng đi đầu trên thế giới về triển khai 5G. Việc triển khai thử nghiệm 5G mạnh mẽ cũng có thể là điểm cộng cho kết quả trải nghiệm tốc độ mạng VinaPhone mới đây.
Công nghệ 5G với các đặc trưng cơ bản như tốc độ dữ liệu siêu cao, độ trễ siêu thấp, độ tin cậy cao và năng lượng tiêu thụ thấp cho phép cung cấp nhiều loại hình không thể thực hiện được với các thế hệ di động trước đó, bao gồm cung cấp ứng dụng trong các ngành như y tế thông minh, giáo dục thông minh, sản xuất thông minh, năng lượng, giao thông, nông nghiệp, môi trường … 5G cùng với các công nghệ số khác như trí tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain… cho phép các doanh nghiệp cùng tham gia vào hệ sinh thái dịch vụ số đa dạng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.
Theo đánh giá của Cục viễn thông, sau đại dịch, tốc độ tăng trưởng thuê bao di động tại Việt Nam đã tăng mạnh (đạt 19%/năm), xếp hạng thứ 69/144 quốc gia. Đây cũng là nỗ lực của các nhà mạng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện hệ thống đường truyền, giúp xếp hạng truy cập di động của Việt Nam liên tục được cải thiện theo đánh giá của Speedtest.
Quỳnh Anh