Từ nghề bị mai một…
Làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm,Đượcdạynghềdátquỳvàngthanhniênnôngthônbớtlêulổngchíthúlàmăw88 vin w88 Hà Nội) nằm ở phía bờ Bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km.
Trước đây, nghề nghiệp chính của dân làng Kiêu Kỵ là nông nghiệp nên cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết.
Trong quá trình phát triển, dân làng Kiêu Kỵ đã sớm thích nghi, xây dựng cho mình một cuộc sống ấm no và thịnh vượng nhờ chung tay, chia thành các nhóm dạy nghề thủ công, trong đó có nghề làm quỳ vàng bạc.
Thanh niên làng Kiêu Kỵ gõ quỳ |
Nghề quỳ vàng bạc ở Kiêu Kỵ cũng trải qua những bước thăng trầm. Đặc biệt trong thời gian chiến tranh, nghề quỳ vàng bạc không những kém phát triển mà còn có nguy cơ bị mai một đi nhiều.
Phải đến sau chiến tranh, dân làng Kiêu Kỵ mới tiếp tục phục hồi lại nghề quỳ vàng bạc cổ truyền. Những nghệ nhân trong làng đã tiên phong khôi phục lại nghề.
Sau đó, họ truyền dạy lại cho các thanh niên Kiêu Kỵ. Từ chỗ chỉ có chưa đầy một chục hộ làm quỳ nhỏ lẻ, đến những năm gần đây làng đã có tới trên 60 hộ làm quỳ vàng bạc.
Trong đó có một số hộ đã trở lên khá giả nhờ biết phát huy nghề thủ công truyền thống của ông cha để lại.
… đến công việc đem lại thu nhập tốt cho thanh niên
Người có công khôi phục nghề và truyền cho thế hệ trẻ của làng là nghệ nhân Lê Bá Chung.
Ông Chung đã mày mò nghiên cứu cải tiến kỹ thuật của nghề quỳ vàng bạc. Mục đích giảm giá thành sản phẩm, thay nguyên liệu phụ trợ, máy móc hỗ trợ để giảm công đoạn sản xuất quỳ, từ hơn 40 công đoạn nay còn hơn 20 công đoạn.
Khi đã khá vững vàng trong nghề quỳ vàng bạc, sơn son thếp vàng, ông Chung lại mong muốn đem nghề mình học được truyền lại cho các thế hệ sau, mong ước ấy của ông được thực hiện vào năm 2008.
Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, ông bắt đầu mở lớp để đào tạo nghề cho thanh niên trong làng và người lao động ở các khu vực lân cận.
Ông chia sẻ: ‘Năm đầu tiên mở lớp, vì muốn thợ học nghề được cọ xát với thực tế nên tôi để cho họ thực hành luôn trên các sản phẩm khách hàng đặt. Thợ làm hỏng tôi lại phải bỏ tiền túi ra để làm sản phẩm khác đền cho khách. Cũng may lớp thợ ấy ra nghề đều trở thành những thợ giỏi nên tôi cũng cảm thấy vui’.
Không chỉ dạy thanh niên trong làng về nghề, ông Chung còn giáo dục các học trò của mình là luôn luôn phải giữ chữ tín trong nghề.
Đối với các sản phẩm không may bị lỗi ông đều nhận làm lại cho khách. Mỗi sản phẩm hoàn thiện trước khi bàn giao ông cẩn thận hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh và bảo quản để sản phẩm giữ được độ bền đẹp trong thời gian lâu nhất.
Nghề dát quỳ vàng bạc và sơn son thếp vàng đã đem đến thu nhập ổn định cho thanh niên nơi đây |
Sau 37 năm gắn bó với nghề và sau 14 năm làm nghề sơn thếp vàng, đến nay, tiếng tăm của nghệ nhân Lê Bá Chung đã vang khắp trong nam ngoài bắc. Nhưng có lẽ điều mà khiến ông Chung cảm thấy vui và hãnh diện nhất đó là nghề dát vàng Kiêu Kỵ được truyền lại cho nhiều thanh niên.
Trong những năm gần đây nghề quỳ vàng bạc truyền thống phát triển mạnh đã tạo nên ưu thế cho Kiêu Kỵ. Nhờ có nghề quỳ vàng bạc, làng đã thu hút được nhiều lao động ở mọi lứa tuổi khác nhau, tăng thêm thu nhập và cải thiện thêm đời sống của dân làng.
Các thanh niên làm khâu gõ quỳ mức lương trung bình từ 8 – 9 triệu tháng; người làm các khâu nong quỳ có mức lương 6 – 7 triệu/tháng; thanh niên làm nghề sơn son thếp vàng cho thu nhập trung bình 200 -250 nghìn đồng/ngày…
Nhờ vậy, nhiều thế hệ trẻ của làng có thu nhập ổn định, công việc đều tay khiến các tệ nạn xã hội của giảm bớt.
Mặt khác nhiều người dân trong làng do biết quý trọng nghề quỳ vàng bạc của cha ông để lại nên đã cố gắng động viên con cháu học lấy nghề và kế tục lâu dài nghề quỳ vàng bạc cho muôn đời về sau. Đó là những tiền đề thuận lợi để nghề quỳ vàng bạc phát triển lâu dài.
Hiện, thế hệ trẻ trong làng vì thế mà trở lại làm nghề. Sau một thời gian trầm lắng, những âm vang đập quỳ rộn rã trở lại.
Không chỉ ở Kiêu Kỵ mà nhiều thanh niên làng bên cạnh thấy nghề này cho thu nhập khá nên đã tìm đến để xin học nghề.
Ấn tượng đầu tiên với Hà Phương là gương mặt đẹp hoàn hảo và thần thái tự tin đến hút hồn. Cô người mẫu bé nhỏ bị khuyết một bên tay đã vượt qua mặc cảm, tự tin theo theo đuổi ước mơ.