Dự án đất nền đang là câu chuyện mới của các "ông lớn" bất động sản,ĐấtnềnHàNộiHàngnhiềuliệucódễbálive trực tiếp bóng đá hôm nay sau một thời kỳ đầu tư mạnh phát triển nhà chung cư.
Năm 2016, hầu hết "ông lớn" bất động sản đã trở lại với phân khúc đất nền liền kề, biệt thự. Trong ảnh là dự án Bắc 32 của Lideco. Ảnh: Dũng Minh |
Nhập cuộc rất sâu
Năm 2014 đến đầu năm 2016, Tập đoàn Vingroup gặt hái được nhiều thành công từ việc triển khai giai đoạn 2 của dự án Vinhomes Times City. Đây là dự án có quy mô lớn nhất Hà Nội, được triển khai hoàn thiện và bán hết sản phẩm chỉ trong 2 năm qua.
Sau giai đoạn 2 của Dự án Vinhomes Times City, Vingroup tiếp tục triển khai các tổ hợp căn hộ tại nhiều dự án như Vinhomes Metropolis, Dự án Vinhomes Gardenia và cùng Tân Hoàng Minh triển khai dự án 148 Giảng Võ. Song song với việc đầu tư các dự án tổ hợp căn hộ, Vingroup cũng đồng thời tham gia đầu tư lớn vào các dự án đất nền.
Cụ thể, tại Dự án Vinhomes Gardenia Mỹ Đình, đất nền nhà phố thương mại là sản phẩm Vingroup chào bán ra thị trường sớm nhất. Kế đến, Vingroup tiếp tục triển khai Dự án Vinhomes Thăng Long, với quy mô 24 ha, với khoảng 800 sản phẩm nhà thấp tầng.
Mới đây nhất, Vingroup triển khai giai đoạn 2 của Dự án Vinhomes Long Biên. "Ông lớn" này cũng chính thức triển khai Dự án Vinhomes Mễ Trì, có quy mô 32 ha, chủ yếu được quy hoạch là nhà thấp tầng…
Cùng với Vingroup, trong 2 năm trở lại đây, Gamuda Land Việt Nam cũng đã "nhập cuộc" rất sâu đầu tư vào phân khúc đất nền. Cụ thể, Gamuda Land Việt Nam đã hoàn thiện giai đoạn 1 dự án Gamuda Gardens với khoảng 300 căn thấp tầng và mới đây, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án là tiểu khu Tropical. Dự án này cũng đã chính thức mở bán ra thị trường.
Hàng nhiều liệu có dễ bán?
Tại Hà Nội, sự hồi phục nhất định của phân khúc đất nền cũng đã khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản tái khởi động dự án đất nền, hoặc tham gia mua lại dự án gặp khó để triển khai, nên những sản phẩm mới, mở bán ra thị trường tăng cao.
Cụ thể, Tập đoàn Bitexco sau nhiều năm để dành dự án The Manor Central Park, mới đây đã bắt tay với đối tác Mitsubishi của Nhật Bản để xây dựng 240 căn thấp tầng (trong tổng số 1.000 căn thấp tầng), cùng 2/17 tòa nhà cao tầng tại dự án.
Dự án The Manor Central Park đã chính thức được liên doanh này triển khai giai đoạn đầu. Việc chào bán sản phẩm ra thị trường được dự đoán sẽ diễn ra ngay trong quý IV/2016.
Ở khu vực phía Tây Hà Nội, thị trường cũng đã chứng kiến sự trở lại của hàng loạt doanh nghiệp địa ốc khác trong phân khúc đất nền.
Cụ thể, Tập đoàn Nam Cường sau nhiều năm "dưỡng sức", đã chính thức trở lại với phân khúc nhà thấp tầng bằng việc chào bán ra thị trường sản phẩm nhà phố An Phú Shop Villa.
Nam Cường cũng đang triển khai hàng loạt dự án hạ tầng công viên hồ điều hòa tại Khu đô thị Dương Nội, Khu đô thị Trung Văn, với quỹ đất lớn. Động thái này được dự báo sẽ tạo có nguồn cung nhà thấp tầng cực lớn mà Nam Cường sẽ tung ra thị trường trong nay mai.
Cũng ở khu vực phía Tây, thị trường đất nền vừa qua đã đón nhận nguồn cung lớn nhà liền kề, biệt thự của 3 doanh nghiệp lớn là dự án Thanh Hà Cienco 5 Land mới được Tập đoàn Mường Thanh thâu tóm; Dự án Khu đô thị Phú Lương và Khu nhà phố thương mại Vạn Phúc của Hải Phát; Giai đoạn 2 Dự án Park City Hà Nội của VIDC và Lideco tại Dự án Bắc 32...
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn, sở hữu quỹ đất lớn như Sông Đà Sudico, chủ đầu tư Dự án Nam An Khánh, Tập đoàn Geleximco, chủ đầu tư Dự án Lê Trong Tấn, dù chưa tiếp tục mở bán đợt mới, cũng đang âm thầm triển khai các quỹ đất trống tại các dự án này.
Như vậy, từ đầu năm 2016 đến nay, với những dấu hiệu hồi phục của phân khúc đất nền, phần lớn các DN có tiếng trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội đã tham gia vào phân khúc này.
Sự nhập cuộc của hàng loạt doanh nghiệp trong việc phát triển dự án đất nền, khiến phân khúc đất nền sôi động hơn. Thế nhưng, việc hàng loạt dự án cùng ra mắt sản phẩm khiến câu chuyện bán hàng đã và sẽ trở thành bài toán không đơn giản.
Theo Đầu tư Bất động sản