Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách,ửtrikiếnnghịtăngcườngthanhtrakiểmtoánđểchốnglãngphíbali united pusam – borneo pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 31-10
Ngày 31-10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Qua theo dõi, đông đảo cử tri Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất với Báo cáo giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của Đoàn giám sát Quốc hội.
Các đại biểu đã chỉ ra các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, gây thất thoát lãng phí, nhất là trong hoạt động đầu tư công.
Giải pháp gỡ "nút thắt" trong đầu tư công
Theo cử tri Lê Nhật Bảo (Thạc sỹ, giảng viên Khoa Thương mại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh), tinh thần của pháp luật là phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, vừa đảm bảo thẩm quyền của các cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vừa tăng tính chủ động, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, xử lý được những tình huống phức tạp như dự án sử dụng nhiều nguồn vốn thuộc các cấp ngân sách khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công đang gặp nhiều chậm trễ tại địa phương, bởi dù được trao quyền nhưng lãnh đạo các địa phương có tâm lý sợ trách nhiệm, ngần ngại, lúng túng trong thực hiện.
Liên quan đến ý kiến về tăng cường phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đầu tư công, Thạc sỹ Lê Nhật Bảo đánh giá, trong thực tế, việc tổ chức triển khai thực hiện quy định về phân cấp cho địa phương, bản thân chính quyền địa phương không dứt khoát, quyết liệt xử lý những vấn đề tồn đọng mà có khuynh hướng xin ý kiến của các cấp chính quyền Trung ương dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường trong các dự án đầu tư bị kéo dài.
Khung pháp lý về đầu tư công hiện phân tách rất rạch ròi thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và giữa các chính quyền các cấp nhưng bản thân nội tại các cơ quan Nhà nước lại triển khai thi hành theo hướng phức tạp hóa làm cho việc quản lý dự án đầu tư công trở nên chồng chéo, không rõ ràng.
Thạc sỹ Lê Nhật Bảo kiến nghị, để tháo gỡ "nút thắt" trên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, bên cạnh tăng cường phân cấp, phân quyền cần thực hiện một số giải pháp cụ thể.
Đó là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm bố trí vốn tập trung theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công; cần có công cụ hiệu quả để giám sát tiến trình và giảm quy mô đầu tư công; xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư để hạn chế việc can thiệp, chi phối, đưa ra quá nhiều dự án không phù hợp với khả năng nguồn vốn.
Bên cạnh đó là việc tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ xây dựng. Quan trọng là tăng cường vai trò của người dân, các tổ chức xã hội, phương tiện truyền thông trong việc giám sát khi thực hiện; giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, cần tuân thủ cơ chế đấu thầu công khai đối với dự án công, bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định.
Thạc sỹ Lê Nhật Bảo nhấn mạnh, Luật Đầu tư công năm 2019 đã đưa ra nguyên tắc khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và cung cấp các dịch vụ công; ưu tiên thực hiện đầu tư theo hình thức PPP đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn.
Để đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án PPP, phần vốn đầu tư công của nhà nước phải được quản lý chặt chẽ. Phần vốn đóng góp của các thành phần kinh tế khác vào dự án được tạo điều kiện thuận lợi để chủ động thực hiện theo đúng mục tiêu đầu tư và cam kết với Nhà nước.
Đầu tư công cần tập trung chủ yếu vào xây dựng các công trình công ích, đồng thời phân bổ vốn cho những dự án đã hoàn thành và hạn chế khởi công các dự án mới trong khi nhiều dự án cũ chưa được hoàn thành, đảm bảo cho các dự án đúng tiến độ.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát qua hoạt động thanh tra
Tại phiên họp, một số đại biểu cũng có ý kiến cần có các cơ quan giám sát trực thuộc Trung ương và đóng tại địa phương. Về vấn đề này, Tiến sỹ Lê Việt Sơn (Khoa Luật Hành chính-Nhà nước, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, cần hoàn thiện pháp luật về hoạt động của cơ quan thanh tra các cấp để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra trong phòng, chống lãng phí.
Cụ thể, nếu xây dựng mô hình cơ quan thanh tra trực thuộc Quốc hội, việc giám sát, phòng ngừa thất thoát, lãng phí, tham nhũng sẽ hiệu quả hơn nữa.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát.
Mô hình thanh tra Quốc hội có thể tổ chức hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các chức danh do Quốc hội bầu và các bộ, ngành ở Trung ương.
Bộ phận thứ hai đặt tại các địa phương, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước ở địa phương. Cơ quan thanh tra không lệ thuộc về mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước nên sẽ phát huy được chức năng phòng, chống lãng phí cũng như phòng, chống tham nhũng của cơ quan này.
Tiến sỹ Lê Việt Sơn cho biết, giải pháp trước mắt, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Thủ trưởng cơ quan thanh tra bộ, tổng cục và tương đương, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện không nên quá phụ thuộc vào Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp như hiện nay mà nên trao quyền về cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước cấp trên trực tiếp.
Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh theo đề nghị của Bộ và của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh thanh tra tỉnh bổ nhiệm Chánh thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện.
Việc quy định theo hướng như trên sẽ khắc phục được tình trạng cơ quan thanh tra phụ thuộc quá lớn vào cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp như hiện nay, biến cơ quan thanh tra là công cụ gần như thụ động của cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp; do đó, ảnh hưởng lớn đến sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra cấp trên đối với cơ quan thanh tra cấp dưới./.
Theo TTXVN