Buổi chiều nắng nóng như thiêu đốt,ếuniêntuổinặngchưađầykgkhátkhaođượcsốkq u21 chị Thu cùng con trai vừa từ bệnh viện trở về nhà sau 2 tiếng chạy xe liên tục. Vừa xuống xe, chị vội hỏi han xem con trai có ổn không. Cậu bé đờ đẫn trả lời: “Con không sao”, nhưng đờ đẫn bước vào nhà, ngồi thừ người trên chiếc giường cũ.
Không may mắc phải căn bệnh thận từ nhỏ, Thái Kiệt chỉ cao 1m25, nặng chưa đầy 30kg. Đứa trẻ đen đúa, nhỏ thó như một em bé 7 tuổi. Nhìn con, chẳng ai ngờ đã là cậu thiếu niên 14 tuổi.
Vừa trải qua chặng đường dài đi chạy thận về, Thái Kiệt mệt mỏi đến đờ đẫn. |
“Sáng nay 2 mẹ con phải dậy từ 3 giờ sáng để đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 chạy thận nên con hơi mệt cô ạ. Dọc đường đi tôi chỉ lo con ngủ gật mà rơi xuống đường nên cứ phải trò chuyện với con liên tục, mặc con ngáp ngắn ngáp dài”, chị Nhung giãi bày.
Thái Kiệt bắt đầu phát bệnh khi mới lên 4 tuổi, cả cơ thể con sưng phù. Đưa đi khám, bác sĩ chẩn đoán con bị hội chứng thận hư, phải uống thuốc và tái khám định kỳ. Dù vậy, chị Nhung cũng nhiều lần phải đưa con nhập viện theo dõi do cơ thể tiếp tục bị phù. Thời gian ở bệnh viện của con còn nhiều hơn ở nhà.
Thương con, chị Nhung thường nghe theo lời mách dẫn của người quen, đi bốc thuốc Bắc, thuốc Nam cho con uống xen lẫn thuốc Tây. Đáng tiếc bệnh tình của Thái Kiệt ngày càng nặng, chuyển sang suy thận, rồi suy thận mãn giai đoạn cuối. Đến năm 2018, con bắt đầu phải chạy thận nhân tạo.
Chị Nhung cho biết, từ khi chạy thận, con ít phải nhập viện cấp cứu như trước. Thế nhưng, sau khoảng thời gian dài điều trị, huyết áp của con thường tăng cao, lâu dần mắc thêm bệnh động kinh, suy tim, ngày càng yếu ớt. Người mẹ xót xa gạt nước mắt: “Không biết con có thể kiên cường được bao lâu”.
Cậu bé bị suy thận, biến chứng thêm huyết áp, động kinh và suy tim |
Nhìn thấy mẹ khóc, Thái Kiệt buồn bã, mắt đỏ hoe nhưng cố gắng kìm chế. Trước đây khi còn đi học, con nhiều năm liền đạt thành tích cao trong học tập, được học bổng của nhà trường và địa phương. Thế nhưng vì bệnh tật, cậu bé chỉ được học đến lớp 6 thì phải nghỉ.
“Thời gian đầu thằng bé thường năn nỉ cho đi học tiếp, nhưng lo ngại vấn đề sức khỏe của con nên tôi không thể đồng ý. Chúng tôi chỉ mong con được bình an thôi”, chị Nhung tâm sự.
Thế nhưng đến hiện tại, sau một thập kỷ con trai mắc bệnh, thêm mùa dịch Covid-19 hoành hành, gia đình chị Nhung đã rơi vào kiệt quệ. Mong ước con trai được bình an dần trở thành nỗi lo lắng thường trực của vợ chồng chị.
Khi 2 đứa con còn nhỏ, một mình anh Lợi đi làm phụ hồ, thu nhập bấp bênh, phải tằn tiện lắm mới đủ sống. Sau này, chi phí điều trị của Thái Kiệt quá tốn kém, gia đình phải vay mượn khắp nơi, nợ nần chồng chất. Chị Nhung đành xin đi làm công nhân để phụ thêm chi phí, khi nào con trai mệt mỏi là lại gọi điện cho chị về, vì vậy thu nhập chẳng đáng là bao.
Ôm đống thuốc trên tay, Thái Kiệt trực trào nước mắt. Đứa trẻ đáng thương luôn cảm thấy mình là gánh nặng của cha mẹ. |
Mùa dịch vừa rồi, vợ chồng chị bị thất nghiệp, chị Nhung phải vay lãi nóng 25 triệu đồng để trang trải tiền đi lại, ăn uống và xét nghiệm Covid-19 mỗi lần đưa con trai đi chạy thận. Hai bên nội ngoại đều khó khăn, ông bà nội của Kiệt đã gần 80 tuổi vẫn phải đi cạo mủ cao su cho người ta để kiếm sống. Vì vậy, họ chẳng còn ai để cậy nhờ.
Người mẹ nấc nghẹn: “Trước đây chúng tôi cũng muốn ghép thận cho con, nhưng không đủ điều kiện, đành chạy vạy được đến lúc nào hay lúc đó. Nhìn con lúc nào cũng khao khát được sống, được đi học tiếp mà đau đớn quá cô ơi”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: