Mới đây,ốmẹvợTrấnThànhởnhàthuêgiánhàHànQuốcchátđếnmứcnàkết quả hạng 4 anh cư dân mạng xôn xao về chuyện Hari Won từng viết trên Facebook chuyện cha mẹ vẫn ở nhà thuê. Cô chia sẻ: "Gia đình mình ở Hàn Quốc vẫn ở nhà thuê. Hôm nay đọc báo, tiền nhà tăng, tiền thuê nhà tăng theo. Đọc mà thấy mệt mỏi...". Theo Hari Won, chung cư trong thành phố Hàn Quốc rẻ cũng gần 20 tỷ đồng.
Tâm lý của người Việt Nam thường không thích ở nhà thuê, cố gắng bươn chải hay vay mượn để có thể mua nhà. Nhưng với người Hàn, họ vẫn phải chấp nhận ở nhà thuê dù lương có thể cao so với nhiều nước khác do chi phí mua nhà liên tục tăng, giá bất động sản đắt đỏ.
Giá nhà "đắt khủng", liên tục leo thang
Trong một bài báo mới đây của tờ Korea Herald cho biết giá nhà tăng trung bình hơn 25% trong 12 tháng qua tại 9 địa phương của Hàn Quốc gồm cả Seoul và tỉnh Gyeonggi.
Giá nhà đắt đỏ, nhiều người chấp nhận thuê phòng chật chội (Ảnh: KoreaTimes) |
Theo KB Kookmin Bank và Naver.com, mức tăng giá nhà trung bình hàng năm tại 9 khu vực ở mức 26,7% trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021. 9 khu vực này bao gồm: Busan, Incheon, Daegu, Daejeon, Gwangju, Ulsan và Sejong.
Giá nhà ở Seoul luôn ở mức cao ngất ngưỡng. Cụ thể, vào thời điểm 2/7/2021, giá 3,3m2 nhà ở tại thủ đô của Hàn Quốc ở mức 37,38 triệu won (723 triệu đồng) tức 11,3 triệu won/m2 (218 triệu đồng), tức tăng 23% so với mức 30,39 triệu won (588 triệu đồng) hồi 3/7/2020.
Mức giá này có thể cho thấy giá trung bình của một căn hộ 84m2 tại Seoul có thể ở mức 951 triệu won. (18 tỷ đồng). Đặc biệt, tại 2 quận giàu có của Seoul là Gangnam và Seocho ghi nhận mức tăng giá nhà là 18,6% và 17% trong 1 năm qua. Điều này có nghĩa là một ngôi nhà rộng 84m2 vuông sẽ có giá 1,66 tỷ won ở quận Gangnam và 1,6 tỷ won ở quận Seocho.
Những căn hộ bên sông Hàn có vị trí đắc địa và đắt nhất Hàn Quốc (Ảnh: New York Times) |
Theo nghiên cứu của CNBC, thủ đô Seoul của Hàn Quốc xếp sau Singapore trong danh sách những thành phố ở châu Á- Thái Bình Dương có giá bất động sản đắt đỏ. Các bất động sản 1-2 phòng ngủ có diện tích 99m2 ở quận Gangnam niêm yết giá trung bình 855000 USD (19,4 tỷ đồng) tính đến tháng 7/2021. Còn giá bất động sản 3-4 phòng ngủ với diện tích 99-165m2 có giá 1,8 triệu USD (40 tỷ đồng).
Còn tốc độ tăng giá của các bất động sản diện tích nhỏ hơn và vị trí không đắc địa từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay cho thấy bất động sản 1 phòng ngủ, diện tích dưới 60m2 đã tăng 5%.
Không tiêu gì nhiều năm mới có thể mua được nhà
Để sở hữu một căn nhà ở Hàn Quốc trong bối cảnh giá cả đắt đỏ như vậy là nỗi đau đầu với những người không xuất thân từ gia đình giàu có hay lương, thu nhập thấp. Bài báo đăng tải hồi năm 2020 của hãng tin Reuters cho hay, một hộ gia đình ở Hàn Quốc phải mất hơn 14 năm thu nhập để mua một ngôi nhà dạng trung bình ở Seoul, đó là trong điều kiện không tiêu tiền kiếm được vào thứ gì.
Câu chuyện của chị Hong Na-ri là một ví dụ. Hiện nay, người phụ nữ này đang sống cùng chồng và 2 con gái trong căn hộ 3 phòng ngủ ở Seoul. Họ thuê căn hộ này được hơn 5 năm do không có đủ tiền mua bất động sản.
Giữa Seoul hoa lệ, đối lập với những toà chung cư sang trọng, sáng đèn là những căn nhà lụp xụp ở làng Guryong (Ảnh: Reuters) |
Giá căn hộ nơi gia đình này sống được bán ở mức 1,8 tỷ won, tức tăng gấp đôi kể từ khi chị và gia đình đến đây sống hồi năm 2015. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 6700 USD - 10.000 USD/tháng (152 triệu đồng - 227 triệu đồng. Với mức thu nhập này, 2 vợ chồng sẽ phải tiết kiệm hàng chục năm mới có thể mua được nhà ở Seoul. Nếu ra ngoài Seoul mua nhà, họ sẽ dễ mua nhưng quá xa trường mầm non cũng như nơi làm việc.
Trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, người Hàn Quốc coi bằng cấp của đại học hàng đầu đất nước và có một căn hộ ở Seoul là cách nhanh nhất để tiến gần đến tầng lớp trung lưu. Điều này lý giải vì sao 3/4 tài sản của các gia đình Hàn Quốc được dành cho bất động sản.
Cẩm Linh (Theo Reuters, Korea Herald)
Thời gian gần đây, sốt đất không chỉ ở Việt Nam, mà còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. "Cơn sốt" bất động sản làm dấy lên nỗi lo về bong bóng bất động sản, nhiều quốc gia đã phải vào cuộc đưa ra "thuốc hạ sốt".