Thông tin được PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại Lễ ra mắt Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Sổ Mẹ và Bé) phiên bản điện tử sáng 22/9 tại Bộ Y tế.
Thứ trưởng Sơn khẳng định,ốctếđánhgiácaochỉsốgiảmtửvongmẹvàtrẻemởViệthứ hạng của a-league công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em các năm qua đạt nhiều thành tích. Theo đó, các chỉ số giảm tử vong mẹ, giảm tử vong trẻ em và giảm suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nhưng Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt sự chênh lệch, khoảng cách các chỉ số này giữa thành thị và các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. “Trong đó phải kể đến vấn đề phong tục, tập quán trong chăm sóc, nuôi dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em. Tình trạng phụ nữ có thai không đi khám thai và quản lý thai, đẻ tại nhà vẫn còn khá phổ biến ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Thứ trưởng thông tin. Đây là những thách thức rất lớn trong chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Để cải thiện các chỉ số này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh cần phải có nhiều giải pháp can thiệp khác nhau, trong đó có việc xây dựng công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Một trong những giải pháp được Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế đã thực hiện là xây dựng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - Trẻ em, cho biết, Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (hay gọi là Sổ hồng hoặc Sổ mẹ và bé) bắt nguồn từ Nhật Bản, đã có mặt hơn 20 năm về trước tại Bến Tre. Sau đó, sổ đã được triển khai thí điểm tại 4 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, An Giang và Điện Biên.
Sổ là công cụ để các bà mẹ tự theo dõi sức khỏe trong thời gian mang thai và chăm sóc em bé; phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu bất thường thông qua cấu tạo của sổ. Cụ thể, ô màu trắng và ô màu vàng - các dấu hiệu bất thường, để kịp thời xử trí, điều trị, giảm các tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và bé. Sổ tích hợp cả biểu đồ tăng trưởng, tiêm chủng.... và cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe.
Ngày 20/1/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định ban hành mẫu Sổ Theo dõi sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em sử dụng đối với phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi sử dụng trong toàn quốc. Hiện có gần 60 tỉnh đã sử dụng để theo dõi, thăm khám sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, chủ yếu sử dụng phiên bản sổ giấy.
TS Trần Đăng Khoa nói thêm, do kinh phí in sổ giấy còn thiếu dẫn tới việc không đủ số lượng sổ không đủ cấp phát, Bộ Y tế đã ban hành quyết định về việc xây dựng Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em phiên bản điện tử.
Ở phiên bản này, người dùng có thể theo dõi sức khỏe của bản thân, con của mình và kết nối với các dịch vụ đặt lịch khám, tư vấn từ xa. Các thông tin của người dùng được bảo mật và được đảm bảo bởi Bộ Y tế.