Nằm lẻ loi một góc trong căn phòng nhỏ,ườibảovệnghèoxingiúptriệuđồngviệnphíchovợc2 bxh cô Hằng chạnh lòng khi nhìn sang những bệnh nhân bên cạnh có người thân chăm sóc. Người phụ nữ 42 tuổi này không có ai bên cạnh, cơ thể gày gò, yếu ớt đến mức tưởng chừng chỉ một cái ấn tay nhẹ cũng có thể bị gãy vụn.
Bác sĩ Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện Quận 2 cũ) chia sẻ với VietNamNet, cô Hằng có tiền sử bệnh tiểu đường. Do bị tăng đường huyết dẫn đến biến chứng suy tim, suy thận.
Cô Nguyễn Thị Hằng là bệnh nhân chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. |
Tháng 2 vừa rồi, cô phải nhập viện cấp cứu do khó thở, co giật. Ngoài những bệnh sẵn có, cô còn bị viêm phổi nặng, tràn dịch màng phổi, lúc được đưa vào viện đã rơi vào tình trạng lơ mơ. Nhờ được cấp cứu kịp thời mới giữ được tính mạng. Tuy nhiên đợt điều trị kéo dài, phải thở máy và sử dụng kháng sinh liều cao, chi phí tốn kém. Một mình chồng cô không "gánh" nổi.
Khi chúng tôi đang trao đổi cùng bác sĩ về tình hình bệnh của cô Hằng, một người đàn ông nhỏ thó tất tả chạy tới, thở hắt ra. Đó là chú Trương Minh Toàn, chồng của cô Hằng.
Chú nhỏ giọng giãi bày: “Tôi tranh thủ chạy ra ngoài kiếm cuốc xe ôm. Vừa mất việc, ngay cả tiền ăn hằng ngày còn chẳng có, huống hồ gì tiền đóng viện phí cho vợ”. Nghe chú nói chuyện, chúng tôi vừa cảm động, vừa thương xót.
Chú Toàn vốn là người thành phố, nhưng từ thời cha mẹ đã chẳng còn nhà cửa, đất đai. Chú mướn căn phòng trọ nho nhỏ, ngày ngày chạy xe ôm kiếm sống.
Bước ngoặt cuộc đời người đàn ông nghèo là khi gặp được cô Hằng, một công nhân may cũng đơn độc một mình. Họ nên duyên vợ chồng đã hơn 11 năm nhưng chẳng có con, bởi sức khỏe cô Hằng không tốt.
Bấy lâu nay, 2 vợ chồng chú Toàn, cô Hằng dựa vào nhau mà sống, dù lúc bệnh tật hay nghèo khó. |
“Lúc chúng tôi mới quen thì cô ấy chưa phát bệnh. Đi làm công nhân được gần 3 năm mới thấy mắt ngày càng mờ, sức khỏe giảm sút nên phải nghỉ. Đưa vợ đi khám mới hay bị bệnh tiểu đường, biến chứng sang suy thận, rồi suy tim. Đợt mới rồi nhập viện, tôi tưởng vợ tôi không qua được, may mà cấp cứu kịp thời”, dưới gọng kính lão, chú Toàn đưa tay gạt nước mắt.
Người đàn ông 56 tuổi chỉ còn có người bạn đời bầu bạn sớm tối. Chú bảo, chỉ cần cô ấy còn sống, vất vả đến mấy cũng chịu được. Từ công việc chạy xe ôm, để có đồng lương ổn định và có thời gian chăm người vợ ốm yếu, chú xin làm bảo vệ.
Đã nhiều năm nay, một mình chú Toàn nỗ lực đi làm để kiếm tiền, nhưng tuổi tác ngày càng cao, sức lực cũng giảm dần. Đợt này bệnh của cô Hằng trở nặng, chú phải xin nghỉ việc thường xuyên. Có khi không xin nghỉ được, chú lại nhờ những thân nhân bệnh nhân khác cùng phòng chăm sóc giúp. Ngày nào chú cũng tranh thủ giữa trưa vào thăm nom, cho vợ ăn uống, tối đến sẽ vào viện ngủ cùng.
Một người nhà bệnh nhân cùng phòng chia sẻ: “Mỗi lần trước lúc đi là chú ấy lại nhờ chúng tôi chăm sóc vợ giùm. Chúng tôi nhìn thấy mà thương, nhưng ai cũng có người thân bị bệnh, tiền bạc không có để giúp, chỉ hi vọng giúp được chút sức”.
Các bác sĩ hi vọng qua bài viết trên Báo VietNamNet sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái san sẻ khó khăn giúp 2 vợ chồng nghèo. |
Thế nhưng khó khăn nhất ở thời điểm hiện tại của chú Toàn là viện phí gần 20 triệu đồng, sau đó là khoản tiền chạy thận định kỳ mỗi tháng khoảng 5-6 triệu đồng.
“Giờ cô ấy yếu như vậy, tôi chỉ có thể tranh thủ chạy cuốc xe ôm ở gần, thu nhập chẳng đáng là bao. Tôi ăn uống qua quýt cũng được, chỉ cầu mong cho đủ tiền. Nhưng nếu không đủ thì cũng đành phải xin đưa về chứ biết sao giờ cô ơi”, chú Toàn nghẹn ngào.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: