Bàn về quy mô,ệpsảnxuấtcameraMakeinVietnamđangcóthịtrườngđầytiềmnăsoi kèo c2 hôm nay tiềm năng và nhu cầu của thị trường Việt Nam với các sản phẩm camera giám sát, trong chia sẻ tại tọa đàm chủ đề “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?” do báo VietNamNet tổ chức hồi cuối tháng 11/2022, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lumi Việt Nam nhận định, Việt Nam là một thị trường lớn với 100 triệu dân, 26 triệu hộ gia đình. Việc sử dụng camera giám sát đã trở nên phổ biến tại nhiều gia đình.
“Nhu cầu này rất lớn, sản phẩm camera được lắp đặt dễ dàng, chỉ mất khoảng 15 phút để lắp đặt và cấu hình là các gia đình có thể sử dụng ngay. Từ nhu cầu rất lớn của người dùng, các doanh nghiệp sản xuất camera Make in Vietnam đang có một thị trường rất tiềm năng”, ông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Quốc Huy, Phó Tổng giám đốc MobiFone Global phân tích, hiện nay quy mô thị trường camera ở Việt Nam theo nghiên cứu sơ bộ là khoảng 2 camera/100 người. Đây là tỷ lệ thấp so với các quốc gia trên thế giới. Ví dụ ở Mỹ và Trung Quốc tỷ lệ này là 15 camera/100 dân. Và ngay cả ở các nước khác tại châu Á, tỷ lệ này cũng rất cao.
Theo xu hướng chuyển đổi số của xã hội, nhu cầu của người dân với việc sử dụng camera ngày càng lớn. Đối với khách hàng cá nhân, họ sẽ dùng để giám sát người già, trẻ em, an ninh. Với khu công nghiệp, họ dùng để giám sát các khu vực nội khu. Với các thành phố, camera còn được ứng dụng để giám sát giao thông, an ninh trong khu phố.
Hiện tại hầu hết các loại camera này đang sử dụng của nước ngoài. Điều này mang đến những nguy cơ lớn cho an ninh quốc gia. Xu hướng trong thời gian tới là Chính phủ sẽ thúc đẩy việc phát triển các camera an ninh theo tiêu chuẩn Việt Nam, phục vụ cho người Việt. Do đó, tiềm năng của thị trường camera Việt Nam còn rất lớn, không chỉ về sản xuất thiết bị mà còn là các công nghệ AI phù hợp với nhu cầu của người dùng Việt Nam.
Mới đây, vào ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 23 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cũng như các tổ chức, doanh nghiệp phải tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát. Mục đích là nhằm khắc phục các tồn tại và rủi ro về an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin liên quan đến camera giám sát.
Tại chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc khi đầu tư, mua sắm camera giám sát hoặc thuê dịch vụ CNTT có sử dụng camera giám sát, phải thực hiện việc kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ theo quy định đối với các hệ thống thông tin có sử dụng camera giám sát.
Cùng với đó, các đơn vị cũng được yêu cầu phải sử dụng camera giám sát đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định; không sử dụng camera giám sát không có chứng nhận xuất xứ, chất lượng sản phẩm hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cảnh báo không bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Đáp ứng nguồn lực, kinh phí bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin có sử dụng camera giám sát; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra mất an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin, lộ bí mật nhà nước từ các hệ thống thông tin có sử dụng camera giám sát thuộc phạm vi quản lý.
Đồng thời, xây dựng và rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan, đơn vị, trong đó quy định rõ sử dụng camera giám sát phải bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Bộ TT&TT được giao trách nhiệm xây dựng Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Sau khi có quy chuẩn này, các bộ, ngành có liên quan sẽ nghiên cứu, tổ chức việc áp dụng quy chuẩn trong phạm vi quản lý.
Những yêu cầu nêu trên của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị camera Make in Vietnam. Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, để chiếm lĩnh được thị trường trong nước cũng như mở hướng vươn ra thị trường toàn cầu, điểm mấu chốt, có tính chất quyết định là các doanh nghiệp công nghệ Việt nói chung trong đó có doanh nghiệp sản xuất camera phải cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ tốt, thậm chí là chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải tốt hơn của nước ngoài.